Lãi suất USD trên thị trường thế giới chỉ từ 0- 0,25%, trong khi lãi suất huy động USD ở Việt Nam đã vượt 6%. Chuyện gì đang xảy ra?
Trái ngược với 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn USD dồi dào khi đó đã khiến các Ngân hàng thương mại phải tăng cường cho vay với lãi suất thấp thì từ nửa cuối năm 2010 đến nay, lãi suất huy động USD lại liên tục tăng. Sau một thời gian đứng yên với mức lãi suất xoay quanh 5%/năm thì gần đây, hàng loạt các ngân hàng đua nhau đẩy lãi suất lên cao, trong đó có đơn vị nâng lên tới 6,23%/năm và hiện cuộc đua lãi suất USD vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành- Giám đốc chính sách công, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, nguyên nhân lãi suất huy động USD tăng cao là do các ngân hàng đã giải ngân đồng tiền này quá mạnh trong nửa đầu năm 2010 và có thể một số ngân hàng gần đây gặp khó khăn về vấn đề thanh khoản. Nguyên nhân khác là mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD quá lớn nên nhiều DN đổ xô đi vay vốn bằng USD thay vì vay VND.
Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất USD ở Việt Nam đang quá cao lại là một diễn biến không bình thường, tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Nếu so sánh với mặt bằng chung của nhiều nền kinh tế, thì lãi suất huy động USD ở VN đã cao hơn 10 lần, còn lãi suất cho vay cũng cao hơn khoảng 2 lần. Lãi suất huy động USD được đẩy lên càng làm người dân và doanh nghiệp tích trữ USD thay vì giữ tiền đồng khiến tình trạng đô la hóa càng thêm trầm trọng.
Mặt khác, khi mặt bằng lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam cao, dòng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư từ nước ngoài sẽ chảy vào. USD sẽ được chuyển hóa sang tiền đồng để cho vay với lãi suất cao. Khi lãi suất không còn hấp dẫn nữa hoặc khi mức tăng giá của USD so với tiền đồng mạnh hơn, sẽ xảy ra tình trạng rút vốn ồ ạt.
Theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, để ổn định chính sách tỷ giá thì phải duy trì lãi suất tiền gửi ngoại tệ rất thấp trong khi lãi suất cho vay ngoại tệ phải thật cao. Nhưng thực tế trong thời gian qua thị trường lại có những diễn biến ngược lại. Điều đó đã khiến các nhà quản lý kinh tế lo ngại về một viễn cảnh sức ép tỷ giá có thể gây bất ổn cho nền kinh tế.
Hiện tượng lãi suất USD tăng nóng đã diễn ra khá lâu rồi, thế nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa có phản ứng chính thức. Chẳng lẽ huy động VND thì không được vượt rào còn huy động ngoại tệ thì được tự do?
(Nhà báo và Công luận)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com