Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các nước nên sẵn sàng đối phó với đợt thắt chặt tín dụng của IMF

Hãng thông tấn Reuters ngày 21/3 đưa tin, Phó tổng giám đốc thứ nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), ông John Lipsky cho biết, hiện giờ, một số nước phát triển có thâm hụt ngân sách khổng lồ nên bắt đầu kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng để đối phó với chính sách thắt chặt tín dụng mà IMF dự kiến sẽ thi hành vào năm sau.

Theo ông Lipsky, quy mô nói trên cần phải tiến hành điều chỉnh quá lớn, do đó cần phải thông qua nhiều con đường khác nhau như giảm chi phí bảo hiểm y tế và trợ cấp hưu trí, cắt giảm chi tiêu cũng như tăng thu thuế.

Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc (China Development Forum), ông Lipsky cho hay, “đối phó với thách thức tài chính là nhiệm vụ hàng đầu vô cùng quan trọng trong thời gian ngắn này, bởi vì những lo lắng liên quan đến tính lâu dài của nền tài chính có thể sẽ gây tổn hại đến lòng tin dành cho sự phục hồi của nền kinh tế”.

Cũng theo ông Lipsky, “tại một số nước có thâm hụt ngân sách tài chính và nợ công khá cao, phí bảo hiểm nợ công cũng đã tăng theo, điều này đã mang đến nhiều áp lực cho những nước này, đồng thời gia tăng thêm rủi ro lây lan trên phạm vi rộng hơn.

Đối với nhiều nền kinh tế phát triển, năm 2010 vẫn phải tiếp tục các biện pháp kích thích tài chính, nhưng nếu sự phục hồi kinh tế toàn cầu tiếp tục duy trì theo chiều hướng hiện nay, thì đến năm sau cần phải bắt đầu áp dụng các biện pháp chỉnh đốn.

Ông Lipsky phân tích, trước tiên, các nhà hoạch định chính sách cần phải lên kế hoạch tâm lý cho người dân, giải thích cho họ hiểu tại sao việc phải áp dụng các biện pháp thận trọng là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển lâu dài và vững bền cho nền kinh tế.

IMF đánh giá, sau khi nâng lãi suất thực, nợ công cũng sẽ vẫn giữ ở mức sau khủng hoảng, có thể khiến cho lãi suất năm của các nền kinh tế phát triển tăng thêm cao nhất là 0,5%.

Thứ hai, cần phải tăng cường thực chất của các cơ quan tài chính, đối phó với những tình thế bất lợi sau điều chỉnh. Các phương pháp có thể dùng bao gồm tăng cường lập pháp với quyền lực và trách nhiệm tài chính đồng thời cải thiện việc trưng thu thuế.

Thứ ba, các biện pháp cải cách độ tuổi nghỉ hưu sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho nền tài chính lâu dài, đồng thời trong thời gian ngắn dường như sẽ không gây tổn thất gì cho nhu cầu

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Gian nan tìm nguồn vốn
  • Đầu tư vào công ty tư nhân - cơ hội đang trở lại?
  • Kinh tế vĩ mô: Ổn định tiền đồng nên được ưu tiên
  • Việt Nam đứng thứ 12 trong Top 25 quốc gia đáng đầu tư nhất năm 2010
  • Kinh nghiệm cho Việt Nam: “Mổ xẻ” gói kích cầu để nhìn về tương lai
  • Tình trạng ngoại tệ hóa và cuộc chiến bảo vệ giá trị Việt Nam Đồng
  • Rốt ráo tất toán tài khoản vàng
  • Sàn vàng khó tìm hướng mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!