Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tại sao “tiền nóng” lại yêu thích Trung Quốc?

Chịu tác động bởi khủng hoảng tài chính, kinh tế Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhưng, trong năm 2009 với nền kinh tế chạm đáy, một câu hỏi được đặt ra đó tại sao tiền nóng lại "yêu thích" Trung Quốc?

Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu tài chính hiện đại của trường Đại học Kinh tế Tài chính Thượng Hải – ông Hề Quân Dương cho hay, tiền nóng về bản chất là mong muốn thông qua nguồn vốn di động giữa các nước quốc tế để nhanh chóng kiếm được một khoản lợi nhuận kếch sù. Mục đích của tiền nóng là tìm kiếm sự khác biệt, lợi nhuận của nó cũng tương quan tới sự khác biệt của các chỉ tiêu như tỷ giá, lãi suất.

“Trong đó, tỷ giá đồng NDT là chỉ số chủ yếu, nếu tồn tại khả năng tăng giá, khả năng tiền nóng đổ về sẽ lớn hơn; Sự thay đổi cao thấp của lãi suất cũng sẽ gây ra tiền nóng; Ngoài ra, sự thay đổi của một số chỉ tiêu sản phẩm tài chính khác cũng sẽ khiến tiền nóng “không mời mà đến”.

“Tiền nóng xuất hiện chính là do những dự đoán về sự tăng giá của đồng NDT”, đây dường như là nhận thức chung của những người trong ngành.

Sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, để giải cứu thị trường, các nước phương Tây điển hình như Mỹ đã khởi động cỗ máy in tiền, liên tiếp làm đồng USD mất giá, đồng USD đứng trước một xu thế không thể cản trở, một lượng vốn bị rút khỏi thị trường vốn Mỹ. Thế là, Trung Quốc đã trở thành “bến đỗ tránh nạn” của họ.

Trên thực tế, từ nửa cuối năm 2009 đến nay, những dự đoán về việc tăng giá đồng NDT gia tăng gây xôn xao dư luận, đồng NDT đang phải đứng trước sức ép tăng giá to lớn.

Số liệu cho thấy, dự trữ ngoại hối Trung Quốc năm 2009 đã tăng lên mức 453 tỷ USD, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng UBS Wang Tao dự đoán, dòng chảy ngoại tệ năm 2010 có thể sẽ mạnh mẽ hơn, điều này sẽ mang lại sức ép tăng giá lớn hơn cho đồng NDT.

Ngoài ra, kinh tế Trung Quốc đang phục hồi và tăng tốc khá nhanh trong nửa cuối năm 2009. Theo các nhà phân tích, sự đảo ngược chạm đáy của nền kinh tế Trung Quốc, sự quay trở lại của những dự đoán về đồng NDT tăng giá đối với tiền nóng là một sự mê hoặc khó mà kháng cự. “Đối với một số nước đang phát triển, Trung Quốc là quốc gia thu về lợi nhuận khá lớn cho các khoản đầu tư”, Phó Viện trưởng Học viện kinh tế Đại học Phúc Đán Tôn Lập Kiên nhấn mạnh.

(Trang tin VN&QT)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Sự lựa chọn giữa đầu tư và tiêu dùng
  • Những dấu hiệu của sự phục hồi kinh tế châu Âu đang chậm lại
  • Rogoff: Khủng hoảng của Trung Quốc sẽ châm ngòi cho suy thoái khu vực
  • Trung Quốc có khả năng sẽ không mua vàng của IMF
  • Mua và nắm giữ
  • Giờ tính nhập khẩu than là chậm
  • Nhìn lại bài toán lãi suất
  • Đầu tư sang Campuchia: Thời đã đến!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!