Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ hiệu quả

Ông Phan Thế Ruệ, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam-Nhật Bản đã khẳng định “Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) tạo cơ hội để doanh nghiệp, người tiêu dùng hai nước tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ, nguyên nhiên liệu và hàng hoá một cách hiệu quả nhÔng Phan Thế Ruệ, Trưởng đoàn đàm phán Việt Nam-Nhật Bản đã khẳng định “Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) tạo cơ hội để doanh nghiệp, người tiêu dùng hai nước tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ, nguyên nhiên liệu và hàng hoá một cách hiệu quả nhất''

Hiệp định VJEPA được Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Hirrofumi Nakasone ký ngày 25/12 tại Tokyo Nhật Bản. Đây là một sự kiện kinh tế, chính trị rất có ý nghĩa, tạo dựng nền tảng chắc chắn cho việc hình thành một khu vực thương mại tự do song phương trong đó hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động sẽ được lưu chuyển thông thoáng, thuận lợi.

Phát biểu tại Lễ công bố việc ký kết Hiệp định VJEPA diễn ra tại Hà Nội ngày 30/12, ông Ruệ cho rằng cùng với các thoả thuận trước đó giữa Nhật Bản với ASEAN, Hiệp định VJEPA sẽ hoàn tất chuỗi cung ứng giá trị của các doanh nghiệp Nhật Bản và ASEAN trong khu vực.

Do vậy, về ngắn hạn, Hiệp định không gây ra những xáo trộn tiêu cực trong khi về dài hạn sẽ tác động đến sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu kinh tế của hai nước trong mối tương quan với các nền kinh tế khu vực và thế giới.

Các văn kiện Hiệp định VJEPA được ký kết vừa qua bao gồm Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản; Hiệp định thực thi và Tuyên bố chung nhằm giới thiệu các nội dung cam kết cơ bản, đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của Hiệp định trong quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Đáng lưu ý, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản khẳng định sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam để sớm công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ, xác lập quan hệ thương mại bình đẳng giữa hai nước. Đặc biệt, Việt Nam và Nhật Bản đã cùng nhau ký kết Biên bản ghi nhớ về việc Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.

Đây là thoả thuận hợp tác dài hạn nhằm giúp Việt Nam định hướng quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất linh kiện của Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam; đồng thời mở rộng cơ hội liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực này.

Theo Bộ Công Thương, năm 2007, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam-Nhật Bản đạt hơn 12 tỷ USD, tăng 3 lần so với năm 2000. Năm 2008, con số này dự kiến sẽ vượt 16 tỷ USD, phá mốc 15 tỷ USD vào năm 2010 mà hai chính phủ dự kiến đề ra.

Cùng đó, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Các công ty của Nhật Bản, trong đó có nhiều tập đoàn uy tín đang mở rộng sự hiện diện của mình tại Việt Nam với qui mô đầu tư ngày một lớn. Năm 2008, tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản đạt trên 17 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các nước có đầu tư tại Việt Nam và là nhà đầu tư hàng đầu với 4,8 tỷ USD xét về vốn thực hiện./.

(Theo vietnamplus.vn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Góc nhìn Đầu Tư: Thêm cơ hội ở thị trường lớn
  • Tiền kích cầu lấy ở đâu?
  • 3 nguy cơ cần đề phòng khi nới lỏng chính sách tiền tệ
  • 2008 - năm đen tối nhất của Phố Wall
  • Kích cầu vào đâu để đạt hiệu quả?
  • Chuyển hướng FDI
  • Hứa hẹn đột phá trong đầu tư
  • NHTM: Muốn mở "van" cũng khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!