Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Góc nhìn Đầu Tư: Thêm cơ hội ở thị trường lớn

Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA), vừa được ký ngày 25/12/2008, tại Nhật Bản sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp của hai nước.

Với mức cam kết cắt giảm thuế quan mạnh mẽ, Hiệp định này sẽ tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đặc biệt là đối với hàng hoá nông, thủy sản. Vấn đề đặt ra là, các doanh nghiệp phải làm gì để khai thác lợi thế này.

Theo ông Trần Quốc Khánh, Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công thương), Hiệp định sẽ thực thi việc cắt giảm thuế rất nhiều ngành hàng xuất khẩu mà Việt Nam có lợi thế. Nhật Bản sẽ giảm thuế về 0% đối với 86% giá trị xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Nhật Bản, trong đó 70% sẽ được thực hiện ngay khi EPA có hiệu lực. Đây là mức mở cửa thị trường cao nhất mà Nhật Bản cam kết với một nước thuộc ASEAN.

Các điều khoản của Hiệp định cũng cho thấy, trong số 30 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Nhật Bản của Việt Nam, thì 23 mặt hàng sẽ được hưởng mức thuế 0% trong vòng 10 năm (thời gian EPA có hiệu lực). Trong đó, dễ nhìn thấy các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam được giảm thuế nhiều hơn so với các nước ASEAN như tôm, cua, mật ong, sầu riêng, vải...

Điều quan trọng nữa mà Việt Nam được hưởng từ EPA, chính là sự hỗ trợ trực tiếp của Nhật Bản trong công tác đào tạo nhân lực và xây dựng tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu. Những yếu tố này sẽ góp phần tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trước thực tế Nhật Bản vốn được coi là một trong những thị trường "khó tính" về chất lượng hàng hoá.

Việc EPA được ký kết có thể cũng sẽ làm tăng xuất khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam, bởi theo nguyên tắc Nhật Bản tạo điều kiện tốt nhất cho Việt Nam, thì chúng ta cũng tạo sự thuận lợi tương tự cho đối tác".

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh để có thể giữ vững thị phần, củng cố vị thế trên sân nhà.Với tầm nhìn dài hạn, EPA hướng tới mục tiêu tạo nên sự liên thông thuận lợi về hàng hoá, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hiệp định bao gồm các cam kết về tự do hoá thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và các nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Trước bối cảnh thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, việc ký kết EPA giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc gia tăng xuất khẩu vào thị trường lớn này.

Do đó các doanh nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng quan hệ đối tác và đặc biệt là cần tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, để thực hiện đảm bảo quy cách mẫu mã và thời hạn giao hàng, tăng cường chữ tín để gia ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

(Theo Đầu Tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tiền kích cầu lấy ở đâu?
  • 3 nguy cơ cần đề phòng khi nới lỏng chính sách tiền tệ
  • 2008 - năm đen tối nhất của Phố Wall
  • Kích cầu vào đâu để đạt hiệu quả?
  • Chuyển hướng FDI
  • Hứa hẹn đột phá trong đầu tư
  • NHTM: Muốn mở "van" cũng khó
  • FDI toàn cầu sẽ giảm mạnh trong năm 2009
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!