Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơn điên của giá vàng năm 2009 liệu có lặp lại?

Cơn sốt diễn ra chỉ trong 1-2 ngày và trong phạm vi hẹp. Mọi người đã nhận thấy đó là một cơn sốt ảo. Tuy nhiên, đằng sau đó cũng có khá nhiều yếu tố góp phần tạo nên cơn sốt đó.

VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trung Anh - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vàng VI NA về tình hình cung cầu trên thị trường vàng 2009 và cơn sốt hồi tháng 11.

- Đánh giá chung của ông về thị trường vàng năm 2009?

1
Ông Nguyễn Trung Anh - Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Vàng VI NA.

Ông Nguyễn Trung Anh: Năm 2009 là năm tăng giá thứ 9 liên tiếp của thị trường vàng, và cũng là năm tăng giá mạnh nhất. Thị trường vàng đã phá vỡ mốc kỷ lục cũ 1.033 USD/ounce của năm 2008, và thiết lập mức kỷ lục mới ở 1.226,5 USD/ounce.

Theo tôi, thị trường vàng trong năm vừa qua được sự hỗ trợ không chỉ động thái mua vào của các ngân hàng trung ương, mà còn là sự sụt giảm mạnh mẽ của đồng USD. Chính các gói cứu trợ khổng lồ của chính phủ nhiều nước cũng đã bơm một lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế và dòng tiền này một phần nào đó đã chảy vào thị trường vàng.

Tại Việt Nam, nhiều nhà đầu tư cũng đã chọn thị trường vàng như là một kênh sinh lợi. Đáp ứng nhu cầu đó, hàng loạt sàn giao dịch vàng đã xảy ra, với khối lượng giao dịch cực lớn, biến động giá rất mạnh.

Tuy nhiên, sự điều hành yếu kém của một số chủ sàn đã gây thiệt hại cho nhiều nhà đầu tư, trong khi giá vàng biến động mạnh cũng đã có những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế trong nước.

Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định yêu cầu các sàn vàng ngừng hoạt động trước thời điểm 30/3/2010. Việc này đã khiến hoạt động đầu tư vào sàn vàng giảm mạnh, tuy nhiên không thể chối cãi một thực tế rằng nhu cầu đầu tư và giao dịch vàng hiện nay là rất lớn.

- Theo ông, đâu là điểm nhấn trong năm 2009?

Ông Nguyễn Trung Anh: Trong 3 quý đầu năm 2009, giá vàng đã đi ngang trong biên độ rộng, dù có thời điểm quay trở lại trên mốc 1.000 USD/ounce. Lý giải cho điều này, theo tôi là khi đó chưa ai biết được khủng hoảng sẽ kéo dài bao lâu và khi nào là đáy, do đó giới đầu tư chưa hoàn toàn mạnh tay đổ tiền vào thị trường kim loại quý này. Trong khi đó, giai đoạn 9 tháng đầu năm cũng chưa đến mùa vàng vật chất.

Thị trường vàng chỉ thật sự tăng mạnh trong quý 4/2009 và dấu mốc quan trọng nhất của thị trường vàng trong năm qua có lẽ là việc phá vỡ mức kỷ lục 1.033 USD/ounce vào ngày 6/10, cũng như việc thiết lập mức kỷ lục mới tại 1.226,5 USD/ounce vào ngày 2/12.

Việc đồng USD liên tục mất giá đã khiến các ngân hàng trung ương muốn đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối bằng cách mua vàng. Trong khi đó, một phần trong kế hoạch bán ra 403 tấn vàng của IMF cũng đã tìm được chủ nhân. Những yếu tố này đã khiến thị trường đạt mức kỷ lục cao nhất moi thời đại tại 1.226.

Nhưng kể từ mức kỷ lục đó, giá vàng đã sụt giảm liên tục và hiện tại rớt về dưới 1.100 USD/ounce. Tuy nhiên, giá vàng đã không giảm đột ngột như lo ngại của các nhà đầu tư. Theo tôi, do dòng tiền chảy vào thị trường vàng là dòng tiền dài hạn, không phải là dòng tiền nóng, nên việc rút ra nhanh hay chậm sẽ còn tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế.

Năm 2009 cũng chứng kiến hoạt động mua vào mạnh mẽ của các quỹ đầu cơ vàng, mà cụ thể là quỹ SPDR Gold Trust. Trong khi đó, các công ty khai thác vàng  như Barrick Gold cũng đẩy mạnh việc mua trở lại các hợp đồng phòng hộ giá đã ký trước đó khi thấy giá vàng tăng mạnh mẽ.

Lượng giao dịch trong thị trường cũng đạt mức kỷ lục chưa từng có, với số lượng hợp đồng đầu cơ lên mức cao chưa từng thấy trên sàn COMEX trong tháng 11. Nhìn chung, năm 2009, nhất là thời điểm quý 4 là quãng thời gian tuyệt vời nhất của thị trường kim loại quý này tính từ trước đến giờ.

1
Vàng tăng mạnh trong quý IV/2009. (Ảnh: BLB)

- Theo ông, nguyên nhân nào dẫn tới đợt sốt vàng hồi giữa tháng 11/2009?

Ông Nguyễn Trung Anh: Việc giá vàng tăng lên tới mức 29,3 triệu đồng/lượng hồi giữa tháng 11/2009, theo tôi có những nguyên nhân sau đây: 

Thứ nhất có thể xem đó là hệ quả của việc Ngân hàng Nhà nước cấm không cho nhập khẩu vàng kể từ hồi nửa cuối năm 2008. Trong khi đó, đầu năm 2009 đã xuất đi một khối lượng vàng khổng lồ do giá vàng thế giới tăng cao.

Cơn sốt đồng USD trên thị trường chợ đen cũng góp phần đẩy giá vàng tăng cao, khi nhiều nhà đầu tư quyết định găm hàng chứ không bán vàng ra, với kỳ vọng sẽ tỷ giá USD/VND sẽ tiếp tục tăng cao.

Thứ ba là do tâm lý của các nhà đầu tư, thấy mọi người đổ xô đi mua vàng, có lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, thì nhiều người cũng theo tâm lý bầy đàn nhảy vào kênh đầu tư này. Bên cạnh đó, người Việt Nam ta cũng có thói quen mua vàng vào thời điểm cuối năm, cũng là mùa cưới và là mùa lễ Tết.

Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn thì ta thấy về  bản chất thời điểm sốt giá cao này giao dịch vàng vật chất nhiều nhưng khối lượng giao dịch lại rất nhỏ.

Theo thống kê giao dịch của các tiệm vàng bán lẻ ngoài Hà Nội (trung tâm sốt giá), thì khối lượng giao dịch chỉ khoảng 2 nghìn lượng/ngày, trong khi tại TP.HCM, giá cũng tăng nhưng không có hiện tượng đổ xô đi mua vàng, và khối lượng giao dịch ở thành phố phía Nam này cũng rất ít.

Điều này cho thấy rằng, đây chỉ là hiện tượng sốt ảo, khi mà thông thường ở cùng thời điểm các năm trước, khối lượng của TP.HCM cả bán sỉ và lẻ từ 20 nghìn đến 50 nghìn lượng 1 ngày, trong khi Hà Nội cũng thường khoảng 10 đến 20 nghìn lượng/ngày.

Nhưng có một nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sốt ảo tại thời điểm đó mà có lẽ ít nhiều người biết, đó là hoạt động tất toán hợp đồng cho vay vàng của các ngân hàng.

Như chúng ta biết khi giá vàng thế giới tăng cao, nhiều tiệm vàng và các nhà đầu tư tại Việt Nam đã nghĩ rằng đó có thể là đỉnh và vay vàng tại các ngân hàng bán ra liên tục, nhưng không ngờ rằng giá vàng thế giới đã tiếp tục tăng mạnh.

Giá vàng Việt Nam cũng tăng sát theo giá thế giới, khiến các nhà đầu tư đã vay vàng ngân hàng bán ra trước đây buộc phải bổ sung tài sản đảm bảo, nhưng không thể đủ thanh khoản do trạng thái dồn quá lớn.

Trước hoàn cảnh này, nhiều ngân hàng lần lượt tự động tất toán bằng cách buộc các nhà đầu tư và tiệm vàng đã vay phải mua lại theo giá ngân hàng công bố. Ngân hàng lúc này cũng không có dư vàng để bán, nên phải tìm mua trên thị trường tự do. Với một khối lượng lớn nhu cầu như vậy, thị trường không thể đáp ứng kịp, do không thể nhập khẩu và gia công kịp. 

Các ngân hàng vẫn bắt phải mua, giá càng bị đẩy lên, càng buộc phải mua, giá tiếp tục tăng và gây ra  hiện tượng sốt giá liên tục và rất nhanh. Cơn sốt giá chỉ chấm dứt khi các hợp đồng vay vàng đã bị tất toán hết và giá sẽ trở lại thời điểm ban đầu. Minh chứng cho việc này là chênh lệch mua bán lên tới 1 - 1,5 triệu/lượng. Thật ra, đó chỉ là cơn sốt của giới kinh doanh vàng vật chất và ngân hàng.

- Ông đánh giá thế nào về tình hình xuất nhập khẩu vàng trong năm 2009?

Ông Nguyễn Trung Anh:  Kể từ tháng 6 năm 2008 Việt Nam đã ngừng hoạt động nhập khẩu vàng. Khi vàng miếng trong nước tăng sốt trong tháng 11/2009, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước buộc phải tuyên bố nối lại nhập khẩu vàng miếng với khối lượng không hạn chế để hạ nhiệt giá. 

Tuy nhiên, khối lượng nhập chỉ diễn ra trong tháng 11 này với 6,8 tấn vàng. Khối lượng này tương đối yếu, do lượng USD trong nước cũng đang thiếu hụt, và các doanh nghiệp không ưu tiên USD để nhập khẩu vàng.

Về tình hình xuất, không có số liệu cụ thể nhưng theo một số nguồn tin, lượng vàng miếng xuất khẩu trong tháng 3 và tháng 4 có thể lên đến gần 70 tấn, gần bằng kim ngạch nhập khẩu của cả năm ngoái. Cũng theo nguồn tin này, có thể lượng vàng dự trữ trong dân không còn nhiều, nên giao dịch vẫn trầm lắng cho dù giá lên cao kỷ lục.

(Theo Vietnamnet)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường chứng khoán: tiền mới?
  • Khó có khả năng nâng lãi suất để thắt chặt tiền tệ
  • Các nước nên sẵn sàng đối phó với đợt thắt chặt tín dụng của IMF
  • Gian nan tìm nguồn vốn
  • Đầu tư vào công ty tư nhân - cơ hội đang trở lại?
  • Kinh tế vĩ mô: Ổn định tiền đồng nên được ưu tiên
  • Việt Nam đứng thứ 12 trong Top 25 quốc gia đáng đầu tư nhất năm 2010
  • Kinh nghiệm cho Việt Nam: “Mổ xẻ” gói kích cầu để nhìn về tương lai
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!