Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đầu tư tài chính đổ về các nền kinh tế đang nổi

Công ty EPFR chuyên theo dõi các luồng vốn đầu tư tài chính trên thế giới nhận xét, hoạt động đầu tư tài chính toàn cầu năm nay đã có một sự thay đổi lớn, theo đó luồng vốn đầu tư chứng khoán rút mạnh khỏi các nền kinh tế phát triển và chảy ồ ạt vào các nền kinh tế đang nổi.

Số liệu của EPFR cho thấy các quỹ đầu tư chứng khoán ở các nền kinh tế đang nổi trong năm nay đã thu hút được 63,1 tỷ USD, mức cao nhất từ trước đến nay, trong khi các nền kinh tế phát triển phải chứng kiến sự thoái lui của 75,6 tỷ USD tiền vốn.

Các chuyên gia cho rằng các thị trường mới nổi có sức hấp dẫn bởi chúng hứa hẹn tiềm năng lên giá nhiều hơn các thị trường phát triển.

Ngoài ra, kết quả lợi nhuận kinh doanh quý III/2009 ở Mỹ khả quan hơn dự đoán cũng là yếu tố có lợi cho các thị trường mới nổi, bởi giới đầu tư cho rằng nhu cầu tăng lên ở Mỹ sẽ hỗ trợ các nền kinh tế mới nổi.

Chuyên gia Alan Conway phụ trách các thị trường chứng khoán mới nổi thuộc công ty Schroder cho biết giới đầu tư đang nhận thấy các thị trường mới nổi đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính tốt hơn nhiều.

Với 2,44 tỷ USD nhận được trong tháng 9/2009, gần gấp đôi Trung Quốc, Brazil là ngôi sao sáng nhất về thu hút vốn đầu tư ngắn hạn trong thời gian qua. Là nước sản xuất nông sản lớn nhất thế giới, thị trường chứng khoán Brazil đã được lợi từ triển vọng hồi phục mạnh của nền kinh tế Trung Quốc cũng như kinh tế toàn cầu.

Tính chung, thu hút vốn vào thị trường chứng khoán của nhóm BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc trong năm nay đạt 32,3 tỷ USD, tăng gần 10 tỷ USD so với năm 2006.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo các nhà đầu tư cần thận trọng trước nguy cơ bong bóng trên các thị trường mới nổi, mặc dù chỉ số chứng khoán hiện nay vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước khi xảy ra khủng khoảng.

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Xây dựng dịch vụ tài chính điện tử: “Ngòi nổ” là công nghệ thông tin
  • “Lật đổ” USD, chuyện không dễ?
  • Chưa yên tâm với đầu tư nhà nước
  • Thị trường mua bán nợ, bao giờ?
  • Giảm rủi ro cho ngân hàng : Cần giải pháp tổng thể
  • Lợi nhuận ngân hàng tìm sự “đồng cảm”
  • Ngân hàng Credit Suisse: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,5% vào 2010
  • Các ngân hàng tăng lãi suất huy động:Do thiếu vốn, hay giữ khách ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!