Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Định hướng ODA

Trước thềm Hội nghị CG (diễn ra trong hai ngày 4-5/12 tại Hà Nội), khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, các nhà tài trợ quốc tế cho biết, Hội nghị sẽ dựa trên kết quả đánh giá việc thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế- xã hội 2006-2010 và những tiến bộ mà Việt Nam đạt được trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ để quyết định mức viện trợ ODA cho Việt Nam trong năm 2009.

Ngoài ra, phần đông các nhà tài trợ đánh giá rằng, với sự hỗ trợ của ODA, các kết quả mà Việt Nam đạt được trong phát triển kinh tế-xã hội những năm qua là rất ấn tượng.

Số liệu thống kế mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho thấy, trong vòng 15 năm qua, kể từ khi các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam, các nhà tài trợ nước ngoài đã cam kết dành cho Việt Nam 42 tỷ USD vốn ODA, trong đó có 35 tỷ USD được thể hiện dưới các cam kết cụ thể.

Phần lớn các dự án ODA tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, hệ thống pháp luật và thể chế; xoá đói, giảm nghèo và chống tham nhũng.

Đến nay, đã có 29 nhà tài trợ song phương, 19 tổ chức đa quốc gia và khoảng 600 tổ chức phi chính phủ đang cung cấp ODA cho Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất của WB, các chương trình và dự án ODA của Ngân hàng tại Việt Nam đều đạt được các mục tiêu ban đầu. Đến nay, WB đã cam kết tài trợ cho Việt Nam trên 8 tỷ USD cho các dự án xoá đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam hiện nằm trong danh sách các nước được hưởng các nguồn vay ưu đãi của WB thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế (IDA) của ngân hàng này.

Ông Ayumi Konishi, Giám đốc quốc gia của ADB nhận xét rằng, với sự trợ giúp của ODA, Việt Nam đã tăng trưởng khá nhanh, với GDP bình quân đầu người tăng gấp gần 3 lần trong gần 2 thập kỷ qua. Đặc biệt, Việt Nam đã đạt được kết quả rất khả quan trong xoá đói, giảm nghèo. "Việt Nam là một trong những quốc gia điển hình khi vừa đạt được mức tăng trưởng nhanh, vừa giảm được tỷ lệ nghèo đói"- ông Konishi nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, với GDP bình quân đầu người danh nghĩa của Việt Nam năm 2008 đạt trên 1.000 USD, các nhà tài trợ quốc tế khuyến cáo rằng, Việt Nam có khả năng sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm về nguồn ODA cho đầu tư phát triển những năm tới.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), mức thu nhập bình quân đầu người trên 1.000 USD ước tính cho cả năm 2008 tại Việt Nam dựa trên dự báo GDP của nền kinh tế trong năm nay và dân số cả năm khoảng 86,18 triệu người, trong đó chưa bao gồm lạm phát cả năm và tốc độ trượt giá của đồng USD. Với mức thu nhập trên, Việt Nam sẽ ra khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới và bước sang nhóm nước có thu nhập trung bình. Các tổ chức quốc tế, do đó cũng sẽ nhìn nhận lại và thay đổi cách thức hỗ trợ của mình cho Việt Nam.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, các nhà tài trợ quốc tế đều có chung dự đoán rằng, nguồn ODA dành cho các dự án đầu tư phát triển sẽ ngày càng ít đi trong khi các nguồn vốn khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài... sẽ ngày càng tăng. Thay vào đó, vốn ODA sẽ được ưu tiên cho các chương trình hỗ trợ Chính phủ Việt Nam nhằm đối phó với sự biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường cũng như thực thi các chính sách xã hội liên liên quan tới dịch vụ y tế, giáo dục và giảm khoảng cách giàu - nghèo.

Bà Fiona Louise Lappin, Trưởng đại diện Bộ Phát triển quốc tế Anh (DFID) tại Việt Nam nhận xét rằng, thách thức lớn nhất mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong những năm tới là làm sao vừa bảo đảm phát triển bền vững, vừa tiếp tục giảm được tỷ lệ đói nghèo cũng như khoảng cách giàu nghèo; vừa duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế lại vừa đảm bảo môi trường trong sạch cho các thế hệ tương lai.

"Chúng tôi nhìn thấy rất rõ vai trò tiếp theo của ODA trong việc giúp đỡ Việt Nam đối phó với những thách thức này. ODA sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kỹ thuật, giúp Chính phủ xây dựng và duy trì được tư duy toàn cầu để đạt được những mục tiêu chiến lược trên," bà Lappin nói.

Trong khi đó, ông Konishi lại nhấn mạnh tầm quan trọng của ODA trong việc đảm bảo cho tất cả mọi người dân, chứ không phải chỉ một bộ phận của xã hội, được hưởng lợi từ sự phát triển kinh tế của đất nước. Theo ông Konishi, các vấn đề môi trường, trong đó bao gồm cả các biện pháp thích ứng và giảm thiểu sự thay đổi khí hậu cũng như quản lý tài nguyên thiên nhiên như nước, rừng và đa dạng sinh học cũng được coi là những ưu tiên hỗ trợ của các dự án ODA trong những năm tới.

Trước thềm Hội nghị CG, các nhà tài trợ quốc tế cũng dành sự quan tâm lớn tới vai trò của ODA trong việc hỗ trợ Việt Nam tiếp tục đấu tranh chống tham nhũng bởi đây vốn được xem là một nhân tố có thể cản trở công cuộc xoá đói, giảm nghèo tại Việt Nam./.

(Theo báo Đầu Tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mở cửa gọi vốn đầu tư
  • Hiệu quả từ quan hệ đối tác
  • Chạy đua tiếp thị vốn vay
  • Phong trào “đô thị hóa” ngân hàng
  • Trần lãi suất “ngáng chân” tín dụng tiêu dùng
  • Ba nguyên nhân khiến đồng USD tăng giá trên thị trường tiền tệ
  • Áp lực “kép”
  • Động lực mới cho Khu vực Tam giác phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!