Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hiệu quả từ quan hệ đối tác

Hội nghị Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) lần thứ 15 sẽ khai mạc vào ngày mai, 4/12/2008, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh cho rằng, mối quan hệ đối tác được xây dựng thông qua các Hội nghị CG là cơ sở phát huy tối đa hiệu quả của nguồn vốn ODA.

Thưa Thứ trưởng, sau 15 năm nối lại quan hệ với cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế, Hội nghị CG có vai trò như thế nào?

Hội nghị CG thường niên thực sự là diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế về chiến lược, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong đó, quan hệ hợp tác phát triển và việc cung cấp và sử dụng viện trợ phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ là những nội dung gắn kết chặt chẽ và không tách rời.

Tuy là diễn đàn đối thoại về chính sách và viện trợ, song không khí chung của tất cả các Hội nghị CG cho đến nay là dựa trên tinh thần quan hệ đối tác và mang tính xây dựng, trong đó các nhà tài trợ tôn trọng vai trò làm chủ và lãnh đạo quốc gia của Việt Nam trong quá trình phát triển.

Cụ thể, hiệu quả của mối quan hệ này là gì?

Tính đến Hội nghị CG này, trên 42 tỷ USD đã được các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam. Cộng đồng các nhà tài trợ tại Việt Nam cũng đã được mở rộng rất nhiều, hiện có 51 nhà tài trợ, bao gồm 28 nhà tài trợ song phương và 23 nhà tài trợ đa phương có các chương trình ODA thường xuyên.

Hầu hết các nhà tài trợ đều có chiến lược hoặc chương trình hợp tác trung hạn về hợp tác phát triển với Việt Nam. Đây chính là bằng chứng sinh động về sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt chính trị của cộng đồng quốc tế đối với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, việc xây dựng mối quan hệ đối tác tin cậy và cùng sẻ chia trách nhiệm giữa Việt Nam và nhà tài trợ đã góp phần đảm bảo sự thành công của các chương trình, dự án ODA.

Tuy nhiên, đánh giá của cộng đồng các nhà tài trợ về tình hình giải ngân nguồn vốn ODA của Việt Nam chưa cao?

Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực nêu trên, song có thể thấy, tỷ lệ giải ngân ODA của Việt Nam chưa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và đặc biệt là còn thấp so với mức trung bình của khu vực. Chẳng hạn, với vốn của WB, tỷ lệ giải ngân của Việt Nam chỉ đạt 11,6% so với mức 19,4% của khu vực; hay với vốn của JBIC, tỷ lệ giải ngân cũng chỉ đạt 13,6% so với mức 16,6% của quốc tế. Việc chậm trễ trong việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án đã ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức chưa tốt về vai trò của nguồn vốn ODA, chưa tạo được đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát huy tác dụng của nguồn vốn được cho là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác. Có thể kể đến những hạn chế về nguồn nhân lực, đặc biệt ở cấp địa phương; hạn hẹp về nguồn vốn đối ứng...

Ngoài ra, những khác biệt về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ, đặc biệt trong lĩnh vực đấu thầu, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư,... dẫn đến việc phải trình duyệt cả hai phía cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân dự án, ảnh hưởng tới hiệu quả chung của nguồn vốn ODA.

Vậy, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay, giải pháp để nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA được bàn tới là gì, thưa Thứ trưởng?

Trong bối cảnh chúng ta cần ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, thực hiện các giải pháp kích cầu đầu tư thì thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả nguồn vốn ODA là một giải pháp quan trọng. Trước mắt, để đảm bảo đạt mục tiêu thực hiện 11,9 tỷ USD vốn ODA trong thời kỳ 2006-2010 và tạo ra các công trình gối đầu cho giai đoạn sau năm 2010, cùng với giải quyết các nguyên nhân trên, việc chuẩn bị các chương trình và dự án đã được cam kết vốn để ký kết hiệp định sẽ được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình ngay các bước đầu tiên, đảm bảo đẩy nhanh tiến độ việc thực hiện, giải ngân.

Ngoài ra, thực hiện mô hình quan hệ đối tác công - tư (PPP) trong đầu tư phát triển, nhằm kéo khu vực tư nhân vào thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, nhất là hạ tầng lớn cần được đẩy mạnh. Đặc biệt, các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA sẽ được giảm bớt theo hướng tiếp tục phân cấp mạnh đi cùng cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, bảo đảm hiệu quả sử dụng và thực hiện trả nợ vốn vay cho các nhà tài trợ...

Cũng phải khẳng định rằng, nâng cao hiệu quả sử dụng ODA và bảo đảm khả năng trả nợ là yêu cầu trong chính sách thu hút và sử dụng nguồn vốn này của Chính phủ Việt Nam. Thực hiện chính sách này, trong thời gian qua, Việt Nam đã được cộng đồng tài trợ quốc tế đánh giá là quốc gia đi tiên phong trong việc nâng cao hiệu quả viện trợ.

Hơn thế, quan hệ giữa Việt Nam và các nhà tài trợ trong giai đoạn vừa qua không đơn thuần giữa một bên “cho” và một bên “nhận” viện trợ, mà đã phát triển đạt tới quan hệ đối tác trên cơ sở tin cậy và xây dựng trong hợp tác phát triển.

(Theo báo Đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Mở cửa gọi vốn đầu tư
  • Định hướng ODA
  • Chạy đua tiếp thị vốn vay
  • Phong trào “đô thị hóa” ngân hàng
  • Trần lãi suất “ngáng chân” tín dụng tiêu dùng
  • Ba nguyên nhân khiến đồng USD tăng giá trên thị trường tiền tệ
  • Áp lực “kép”
  • Động lực mới cho Khu vực Tam giác phát triển
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!