Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IPO VietinBank : Điểm nhấn cuối năm

Một thời gian dài sau đợt IPO của hai “ông lớn” ngành bia là Sabeco và Habeco hồi đầu năm, thị trường mới lại đón nhận thêm một cuộc IPO lớn nữa của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank). Phiên đấu giá dự kiến sẽ được tổ chức vào 9 h ngày 25/12/2008 tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh. 

Hình thức cổ phần hóa VietinBank là giữ nguyên vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn theo nguyên tắc Nhà nước giữ cổ phần chi phối, không thấp hơn 51% vốn điều lệ. VietinBank sẽ có vốn điều lệ 13.400 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ chào bán công khai ra công chúng là 4%, tương đương 53,6 triệu cổ phần với mệnh giá 10.000 đồng.

Theo chủ trương, VietinBank sẽ được chọn tối đa 2 nhà đầu tư chiến lược nước ngoài với lượng cổ phần sở hữu chiếm không quá 20%. Trong giai đoạn đầu, VietinBank sẽ lựa chọn 1 mã nhà đầu tư chiến lược sở hữu 10% vốn. Việc này sẽ được tiến hành trong năm 2009.

Ngay sau đợt IPO của Ngân hàng mẹ, Cty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công Thương (VietinBankSc) cũng được dự kiến IPO vào tháng 1/2009. Sau cổ phần hóa, VietinBankSc sẽ có vốn điều lệ 900 tỷ đồng, trong đó VietinBank nắm giữ 72% vốn.

Thành lập từ năm 1998, sau hơn 20 năm phát triển, VietinBank hiện là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn nhất cùng với Agribank, BIDV và VietcomBank. Mạng lưới kinh doanh của VietinBank trải rộng trên toàn quốc với hệ thống gồm 1 hội sở chính, 3 sở giao dịch, 140 chi nhánh, 188 phòng giao dịch, 258 điểm giao dịch, 3 Cty con...

Những năm gần đây, nhiều chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của VietinBank tăng trưởng nhanh. Trong ba năm từ 2005-2007, tổng tài sản của VietinBank đã tăng 43,5% từ 115,8 nghìn tỷ lên 166,1 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 10% tổng tài sản của toàn ngành ngân hàng). Lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp 3 lần từ 423 tỷ lên 1.149 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hai năm 2006 và 2007 đều đứng ở mức trên 10%.

VietinBank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản năm 2008 lên gần 210 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.719 tỷ đồng. Những năm sau cổ phần hóa, VietinBank đều đặt mục tiêu tăng trưởng cho hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh ở mức từ 20-30%/năm. Trong đó, cao nhất là chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận của năm 2009 và 2010 lần lượt là 75% và 35%. Năm 2009, mức chi trả cổ tức dự kiến đạt 12% và phấn đấu nâng lên 15% trong các năm tiếp theo.

Trong bối cảnh thị trường tài chính cũng như nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và chưa thể sớm lấy lại đà tăng trưởng thì có thể thấy những mục tiêu mà VietinBank đặt ra đều ở mức rất cao và khả năng hoàn thành là tương đối khó. Theo công bố từ VietinBank, tính tới 30/9/2008, tổng tài sản của ngân hàng này đạt 187,5 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cuối năm 2007 nhưng vẫn chưa bằng phân nửa so với mục tiêu tăng 26,3% của cả năm 2008. Tuy vậy, đánh giá một cách tổng quát thì tình hình kinh doanh của VietinBank vẫn được duy trì ổn định với tổng nguồn vốn đầu tư cho vay trên 15%. Nợ xấu vào khoảng 1.200 tỷ đồng (dưới mức 3% theo tiêu chuẩn quốc tế) trong khi trích dự phòng rủi ro đạt 2.000 tỷ đồng.

Năm 2008, TTCK Việt Nam tiếp tục ở trong xu thế suy giảm mạnh, nhiều đợt IPO đã diễn ra không thành công khi nhà đầu tư không đặt mua hết lượng cổ phiếu chào bán. Tuy vậy, Ban lãnh đạo VietinBank rất tin tưởng về việc sẽ bán hết lượng cổ phần đem ra đấu giá tới đây. Nhận định này này khá có cơ sở vì lượng phát hành lần này không quá lớn, mặt khác, mức giá khởi điểm đưa ra được nhiều nhà đầu tư đánh giá là khá hấp dẫn.

Ông Phùng Thanh Hà - Trưởng phòng Phân tích, Cty CK Click&Phone:

Đây có thể là cơ hội với những người sẵn tiền mặt đang tìm kênh đầu tư. Với mức giá khởi điểm là 20.000 đồng/cổ phiếu thì chỉ số P/B (price to book value) là khoảng 1,25. Xét về giá khởi điểm của VietinBank, chúng ta có thể làm phép so sánh như sau: Chỉ số này của NHTM CP Sài Gòn Thương Tín là vào khoảng 1,4 của NHTM CP Á Châu là khoảng 2,9. Như vậy chỉ số P/B thì VietinBank tốt hơn so với 2 ngân hàng trên. P/E tính theo mức giá 20.000 đồng sẽ vào khoảng 10, cao hơn so với chỉ số P/E của STB là 7,67 nhưng thấp hơn so với chỉ số của ACB là 12,3. Nếu so sánh về chỉ số ROE thì của VietinBank là 11,8%, của STB là 18%, của ACB là 30%. Như vậy về chỉ số ROE thì VietinBank thấp hơn so với hai ngân hàng ACB, STB.

Tuy vậy, kết quả IPO của VietinBank sẽ phụ thuộc nhiều vào kết quả giao dịch tại sàn niêm yết từ nay đến thời điểm đấu giá.

Ông Bùi Đức Thịnh - Giám đốc Phân tích đầu tư IRS:

Mặc dù, một số nhà đầu tư đang sẵn tiền tỏ ra hồ hởi, mong chờ ngày gom chứng khoán tốt giá rẻ song nhiều người không mặn mà với lần phát hành này do bối cảnh chung của thị trường đang ảm đạm. Thực tế, niềm tin của nhà đầu tư cá nhân, các quỹ, tổ chức cả trong nước và nước ngoài đều đang ở mức thấp. Bởi lúc này nhà đầu tư bị lỗ rất  nhiều, đọng vốn quá lâu trên thị trường và thị trường niêm yết còn nhiều cổ phiếu có thể lựa chọn ngoài VietinBank.

Tuy nhiên, khi mà thị trường niêm yết và chưa niêm yết đều đang ảm đạm, IPO của VietinBank sẽ có tác động khiến tăng cung trên thị trường OTC và hút tiền của nhà đầu tư trên sàn niêm yết để mua cổ phiếu mới. Đó là chưa kể khả năng mức giá đấu thành công hợp lý có thể mang lại lợi nhuận ngắn hạn cho nhà đầu tư, giúp sức cho tâm lý chung của thị trường.

 


(Theo dddn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tự in tiền để giải quyết khủng hoảng
  • Dùng tài chính đỡ cà phê
  • Kích cầu: “ Yếu tố thời gian hiện là số 1”
  • Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân: Tiết kiệm tối đa thời gian
  • Nhân lực kiểm toán: Ngày càng thiếu
  • Việt Nam được đánh giá cao về ứng phó khủng hoảng
  • Tại sao nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu chính phủ với lợi tức âm?
  • World Bank: Năm 2009, Đông Á tăng trưởng chậm nhất trong 8 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!