Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tự in tiền để giải quyết khủng hoảng

Hiện tại, người dân ở nhiều nơi trên thế giới đã bắt đầu dành dụm tiền trước tình hình cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục lan rộng. Tuy nhiên, vùng Riverwest, thuộc Milwaukeem, Mỹ, lại giải quyết khó khăn bằng cách tự in đồng tiền riêng.

Đồng tiền River theo đề xuất sẽ được sử dụng trong việc buôn bán tại địa phương, giữ cho kinh tế khu vực này vận hành ổn định cho dù nền kinh tế chung của quốc gia có biến đổi như thế nào đi chăng nữa. “Chúng ta có thể tự tạo ra giá trị của chính chúng ta”, Sura Faraj, 48 tuổi, một trong số những người đề xuất kế hoạch này giải thích.

Đó là một ý kiến rất hấp dẫn trong thời đại khó khăn hiện nay. Đồng tiền mới sẽ được in giống như những tờ giấy bạc bình thường, cũng có các con số seri, cùng với những chi tiết chống làm giả và hình ảnh đặc trưng của vùng đất Milwaukeem (có thể là con sông Milwaukee), thay vì in hình chân dung của Tổng thống.

Người dân địa phương sẽ đổi tiền theo tỷ lệ: 10 đôla thông thường sẽ bằng 20 đôla tiền địa phương. Khi những doanh nhân chấp thuận định giá đồng tiền mới này như những tờ giấy bạc thực sự, họ sẽ được nhận một số lượng nhất định tiền này miễn phí để kích cầu tiêu thụ.

Tất cả mọi thứ hoàn toàn hợp pháp (ngoại trừ tiền xu). Hiện tại, giấc mơ về một đồng tiền giản đơn đã quay trở lại bởi vì nó khiến cho mọi người được thoải mái hơn thậm chí khi họ đang thất nghiệp hoặc không giàu có. Bộ Tài chính Mỹ từ chối đưa ra lời bình luận về những lợi ích mà hệ thống tiền tệ địa phương này có thể mang lại.

Trên thực tế, cũng có một số hệ thống in tiền như thế trong suốt thời kỳ suy thoái, ví như đồng tiền Berkshare được phát hành và lưu thông ở khu vực Barkshires của Massachesetts năm 2006. Sau khi được phát hành, hai triệu tiền này đã được đổi sang tiền mặt và giá trị tương đương khi quay vòng lại là 180.000 đôla.

Người ta có thể chi trả cho việc ly hôn, đám tang hoặc thanh toán các hóa đơn ở những nhà hàng trong khu vực bằng tiền địa phương. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất ở đây chính là vấn đề thuế. Và trong một thế giới phải kiếm và chi tiêu cùng lúc hai loại tiền như thế này, thì nước Mỹ vẫn gặp phải những tổn hại nhất định


(Theo báo Đồng Nai)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Dùng tài chính đỡ cà phê
  • IPO VietinBank : Điểm nhấn cuối năm
  • Kích cầu: “ Yếu tố thời gian hiện là số 1”
  • Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân: Tiết kiệm tối đa thời gian
  • Nhân lực kiểm toán: Ngày càng thiếu
  • Việt Nam được đánh giá cao về ứng phó khủng hoảng
  • Tại sao nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu chính phủ với lợi tức âm?
  • World Bank: Năm 2009, Đông Á tăng trưởng chậm nhất trong 8 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!