Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đánh giá của Ngân hàng thế giới: Năm 2009, Việt Nam sẽ phục hồi kinh tế

Sáng ngày 10-12, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đã tổ chức công bố báo cáo mới nhất cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương. Hai chuyên gia kinh tế Vi-kram Nê-ru (chuyên gia kinh tế trưởng của WB khu vực Đông Á) và I-vai-lô I-vô-xki (tác giả chính của báo cáo) từ Tô-ki-ô (Nhật Bản) qua cầu truyền hình trực tiếp đã trả lời những người quan tâm.

Đông Á có sự chuẩn bị tốt

Theo tác giả của bản báo cáo, các quốc gia Đông Á bước vào cuộc khủng hoảng này với sự chuẩn bị tốt hơn so với khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tài chính công, cân bằng đối ngoại và bảng tổng kết tài sản của các ngân hàng, doanh nghiệp đã được củng cố, tăng cường trong thập kỷ vừa qua nhờ những cải tiến trong chính sách cơ cấu và kinh tế vĩ mô cùng với đó là việc điều hành doanh nghiệp tốt hơn và quản lý rủi ro hiệu quả hơn trong khu vực tư nhân... Ông Mác-tin Ra-ma, Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định, để so sánh thì chắc chắn các quốc gia công nghiệp phát triển sẽ hoang mang hơn nhiều. Ông V. Nê-ru nhận định Nhật Bản đã khủng hoảng thực sự. Quý III vừa qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế này chỉ đạt 0,5%. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này có quy mô quá lớn và sẽ có tác động rất lớn. Ngay cả các quốc gia quản lý tài chính chặt chẽ và tốt cũng bị ảnh hưởng. Theo ông V. Nê-ru, nếu như năm 1997, khủng hoảng tài chính làm mất động cơ phát triển thì hiện tại, khủng hoảng khiến các khoản vay trong ngân hàng thành nợ xấu, vay của quốc gia tăng nhanh, ngân hàng không có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn tài chính từ bên ngoài để thúc đẩy hoạt động. Có thể nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Đông Á mất cơ hội trong thanh toán tài chính toàn cầu? Đơn giản vì mọi thứ đều đóng băng. Khả năng khai thác tín dụng gần như không còn.

Việt Nam đã phản ứng linh hoạt, hiệu quả

Theo chuyên gia kinh tế Mác-tin Ra-ma, Việt Nam đã có sẵn những cải cách về cơ cấu trước khi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Do đó, Việt Nam có điều kiện tốt hơn để ứng phó với cuộc khủng hoảng. Báo cáo của  WB nhấn mạnh điểm này; đánh giá cao việc Chính phủ thực hiện gói giải pháp ổn định kinh tế (tháng 3-2008). Chính sách tài khóa được thắt chặt bằng nhiều cách, kể cả hủy bỏ hoặc trì hoãn các chi tiêu cơ bản có mức ưu tiên thấp; theo báo cáo, tỷ lệ này lên đến 1,2% GDP. Nhờ thực hiện gói giải pháp nói trên mà tỷ lệ lạm phát hằng tháng đã bắt đầu giảm, thâm hụt tài khoản vãng lai ngừng tăng và áp lực do đồng nội tệ mất giá bắt đầu dịu đi.

Giờ là thời điểm Việt Nam bị tác động của cuộc khủng hoảng lần thứ hai, theo ông M. Ra-ma, nó cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngành tài chính, ngân hàng. Giám đốc WB tại Việt Nam nhìn nhận: "Mọi người đều cảm thấy lo lắng về tương lai sắp tới nhưng tôi cho rằng, Việt Nam sẽ có khả năng tốt hơn để ứng phó với những tác động của cuộc khủng hoảng đó. Cái quan trọng nhất chúng ta cần làm bây giờ là tiếp tục cải cách, cải tiến trong vấn đề quản lý tài chính".

Tăng trưởng xuất khẩu giảm nhưng không nghiêm trọng

Trên cơ sở những tính toán của WB, báo cáo đưa ra những nhìn nhận lạc quan về tốc độ phục hồi của nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, nhìn chung, cân bằng tài khóa vẫn có thể quản lý được nhờ các chính sách tài khóa thận trọng và biện pháp thắt chặt tài khóa trong gói giải pháp bình ổn kinh tế. Thâm hụt tài khóa chung của năm 2008, theo ngành ngân hàng dự báo sẽ xấp xỉ ở mức 6,2% GDP, nghĩa là tăng so với mức 5,6% GDP của năm 2007.

Ông Mác-tin Ra-ma đánh giá, Việt Nam đã tăng cường đáng kể khả năng và năng lực của mình. Ví dụ như những mặt hàng xuất khẩu truyền thống như dệt may, thủy sản. Hai mặt hàng này đã tăng mạnh trong thời gian ngắn. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm nhưng mức độ sẽ không quá nghiêm trọng để rơi vào suy thoái. Còn trong FDI, cho đến nay các dòng vốn này vẫn rất lớn. Giá trị phê duyệt FDI trong 10 tháng đầu năm 2008 đã đạt mức kỷ lục là 59,3 tỷ USD, bằng khoảng 2/3 GDP. Giải ngân trong năm 2008 dự kiến sẽ đạt khoảng 11 tỷ USD, tăng so với 8,1 tỷ USD năm 2007. Cho dù dự báo về điều này sẽ giảm trong năm 2009 nhưng Việt Nam vẫn nhận được số vốn lớn để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Do vậy, có thể nói rằng, năm 2009, Việt Nam sẽ hồi phục nền kinh tế của mình.

(Theo HNM)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tự in tiền để giải quyết khủng hoảng
  • Dùng tài chính đỡ cà phê
  • IPO VietinBank : Điểm nhấn cuối năm
  • Kích cầu: “ Yếu tố thời gian hiện là số 1”
  • Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân: Tiết kiệm tối đa thời gian
  • Nhân lực kiểm toán: Ngày càng thiếu
  • Việt Nam được đánh giá cao về ứng phó khủng hoảng
  • Tại sao nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu chính phủ với lợi tức âm?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!