Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dùng tài chính đỡ cà phê

Làm thế nào để phát triển bền vững cây cà phê Việt Nam? Ông Trần Ngọc Sơn -Trưởng VPĐD NHNo và PTNT (Agribank) khu vực miền Trung đã đưa ra một số giải pháp cụ thể.

Ông Sơn cho biết: Cà phê là một loại cây trồng có giá trị xuất khẩu cao, chiếm tỷ trọng lớn về giá trị sản lượng của ngành nông nghiệp. Ngoài các giải pháp như quy định bắt buộc về diện tích cà phê, quy định bắt buộc về chuyển đổi độ tuổi vườn cây để đảm bảo sản lượng ổn định thì để phát triển ngành cà phê Việt Nam bền vững và thương hiệu ngày càng vươn cao cần có các giải pháp tài chính như sau:

1. Quỹ bình ổn giá: Để đảm bảo cho người dân được hưởng đúng mức giá bình quân của cà phê trên chu kỳ một niên vụ, giảm bớt chi tiêu Chính phủ trong việc hỗ trợ cà phê khi có biến động mạnh về giá và DN vẫn đảm bảo lợi nhuận tích luỹ cho đầu tư phát triển. Cần thành lập quỹ bình ổn giá cà phê theo các chỉ tiêu. Đầu tiên, về cơ cấu % trong lãi cho vay cà phê của các tổ chức tín dụng, Agribank sẽ xây dựng biên độ % từ 2 - 5% lãi cho vay cà phê phải trích để lập quỹ bình ổn giá trên cơ sở dự báo tình hình diễn biến của thị trường cà phê trong nước cũng như thế giới, hạn chế tình trạng "được mùa rớt giá". Nếu tạm tính theo tình hình trên dư nợ và lãi suất cho vay bình quân đối với cho vay cà phê như hiện nay. Agribank sẽ có quỹ bình quân một năm theo cách tính 8.435 tỷ x 17 %/năm x 2% = 27 tỷ hoặc 8.435 tỷ x 17 %/năm x 5% = 67 tỷ.

Với mô hình Tập đoàn Tài chính hoạt động xoay quanh 3 trụ cột chính của Agribank: Bảo hiểm, chứng khoán và ngân hàng, Cty bảo hiểm Agribank (ABIC) có thể đảm đương việc bán bảo hiểm cho người trồng cà phê.

Các DN kinh doanh cà phê cần có khoản chi phí hỗ trợ ngay để giúp người dân đối phó kịp thời trước những nguy hại trên đồng thời hỗ trợ kỹ thuật. Phần vốn ODA cần được dành một phần thích đáng để đáp ứng yêu cầu đầu tư, cải tạo, thâm canh, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê; giúp người dân giảm chi phí, nâng cao quy trình canh tác, đầu tư các hồ chứa nước, hệ thống kênh mương, phát triển hệ thống tưới tiêu, sân phơi, kho chứa ... Đồng thời hỗ trợ, giảm bớt áp lực trong công tác huy động nguồn vốn dài hạn của Agribank.

2. Bảo hiểm cây trồng: sâu, bệnh, thiên tai: Các loại sản phẩm nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng đều phụ thuộc phần lớn vào thiên nhiên, nên việc mua bảo hiểm là cần thiết. Nhưng do chưa có nền nông nghiệp sản xuất lớn; người có rủi ro lớn muốn tham gia BH nhưng không được vì lo không kiểm soát nổi. Ngược lại, những hộ có quy trình và đủ điều kiện gần như là nghiêm ngặt, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi, giống cây trồng tốt thì không muốn tham gia BH. Với mô hình Tập đoàn Tài chính hoạt động xoay quanh 3 trụ cột chính của Agribank: Bảo hiểm, chứng khoán và ngân hàng, Cty bảo hiểm Agribank (ABIC) có thể đảm đương việc bán bảo hiểm cho người trồng cà phê. Chính phủ có thể hỗ trợ cho ABIC dưới hình thức Chính phủ đóng góp một phần hoặc toàn bộ chi phí bồi thường cho phần vượt quá trách nhiệm của ABIC với vai trò là người bảo hiểm cuối cùng đối với một số rủi ro đặc biệt hoặc những tổn thất mang tính thảm hoạ như thiên tai, hạn hán, sâu bệnh... Ngoài ra, Chính phủ có chính sách miễn giảm thuế phù hợp để khuyến khích ABIC đối với loại dịch vụ này. Chẳng hạn như miễn thuế thu nhập DN và thuế giá trị gia tăng trong thời gian từ 3 - 5 năm cho phần thu nhập và doanh thu chịu thuế từ phí bảo hiểm cà phê.

3. Cho vay lưu vụ trong cà phê: Theo quy định của NHNo, về đối tượng cho vay lưu vụ chỉ áp dụng trong cho vay hộ gia đình, cá nhân ở vùng chuyên canh trồng lúa, các vùng xen canh trồng lúa và các cây trồng ngắn hạn khác. Đối với cà phê, tuy là loại cây công nghiệp có tính lâu năm, không phải là cây trồng ngắn hạn, nhưng mùa vụ thu hoạch thường niên (1 năm), người trồng cà phê chủ yếu là các hộ gia đình còn khó khăn về kinh tế; mặt khác cây cà phê đáp ứng đủ điều kiện có 2 vụ liền kề. Chính vì vậy, thực hiện cho vay lưu vụ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyên canh cây cà phê chủ động về nguồn, kịp thời trong đầu tư, chăm sóc cây trồng đạt sản lượng và chất lượng cao, đồng thời hướng tới đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.


(Theo dddn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tự in tiền để giải quyết khủng hoảng
  • IPO VietinBank : Điểm nhấn cuối năm
  • Kích cầu: “ Yếu tố thời gian hiện là số 1”
  • Kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân: Tiết kiệm tối đa thời gian
  • Nhân lực kiểm toán: Ngày càng thiếu
  • Việt Nam được đánh giá cao về ứng phó khủng hoảng
  • Tại sao nhà đầu tư Mỹ mua trái phiếu chính phủ với lợi tức âm?
  • World Bank: Năm 2009, Đông Á tăng trưởng chậm nhất trong 8 năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!