Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

G5 + 1 và nỗi lo lợi ích nhóm

Ngân hàng Nhà nước nên có cơ chế để các doanh nghiệp nhà nước, hoặc ngân hàng quốc doanh đứng ra đảm nhận nhiệm vụ bình ổn thị trường vàng.

 Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được rút ngắn lại sau nhiều giải pháp mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đặc biệt là giải pháp cho phép 5 ngân hàng cùng Công ty TNHH một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (G5 + 1) tung vàng bán ra thị trường. Dù vậy, đây vẫn được coi là giải pháp tình thế và làm nảy sinh nỗi lo về lợi ích nhóm.

Đổ vàng cứu giá - giải pháp được NHNN áp dụng trong mấy ngày qua - đã mang lại hiệu quả rõ ràng. Thế nhưng, chỉ trong 3 ngày, hơn 8 tấn vàng bán ra đã được người dân mua sạch, khiến nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: nếu giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, G5 + 1 có thể bình ổn thị trường trong bao lâu? Chưa kể, số vàng bán ra này cũng là từ vàng huy động trong dân, vì vậy, sau khi bán ra thì phải mua về để cân đối lại, như vậy áp lực ngoại tệ vẫn là rất lớn.

Ông Đinh Nho Bảng, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng, không nước nào đủ sức bình ổn thị trường vàng bằng cách tung vàng vật chất ra bán. Để ổn định thị trường lâu dài, Nhà nước nên tạo ra cơ chế, chính sách lâu dài cho thị trường. Một trong những cơ chế đó là, cho phép kinh doanh vàng tài khoản.

Hiện tại, NHNN mới chỉ cho phép 5 ngân hàng trong nhóm G5+1 trên được mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài. Điều này đã tạo nên những phản ứng ở mức độ khác nhau từ không ít doanh nghiệp.

Lãnh đạo một ngân hàng TMCP phàn nàn: “NHNN cần đưa ra tiêu chí, quy định rõ ràng, lâu dài về việc cho phép ngân hàng bán vàng ra thị trường cũng như được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để tạo sự công bằng. Theo tôi, các ngân hàng, doanh nghiệp tham gia G5+1 những ngày vừa qua lãi rất lớn. Cơ chế G5+1 này giúp các đơn vị tham gia hưởng lợi lớn. Điều vô lý là, những ngân hàng có nhiều vàng hiện nay lại đa số là các ngân hàng trước đây không thực hiện nghiêm quy định về huy động và cho vay vàng của NHNN”.

Dĩ  nhiên, không thể phủ nhận, trước mắt G5+1 đã có hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, về lâu dài, nhiều ý kiến cho rằng, không nên duy trì cơ chế lợi ích nhóm này, thay vào đó, NHNN nên có cơ chế để các doanh nghiệp nhà nước hoặc ngân hàng quốc doanh đứng ra đảm nhận nhiệm vụ này.

“Về lâu dài, để xóa bỏ chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới, quản lý chặt chẽ từ khâu cung ứng vàng đến khâu quy định giá vàng bán ra, việc bán vàng can thiệp thị trường cần đuợc thực hiện bởi công ty vàng bạc trực thuộc NHNN”, TS. Phí Đăng Minh, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) phát biểu.

TS. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN cũng cho rằng, hình thức tốt nhất là phải có những doanh nghiệp nhà nước, hoặc doanh nghiệp mà Nhà nước kiểm soát được đứng ra nhập, sản xuất vàng miếng có chất lượng để can thiệp thị trường, thu về, rút vàng ra theo sự điều hành của Nhà nước. Có thực hiện như vậy mới loại trừ được các  yếu tố bắt chẹt, đầu cơ.

Tuy nhiên, giải pháp căn cơ quan trọng nhất, theo TS. Cao Sĩ Kiêm vẫn là, cần có giải pháp huy động vàng trong dân. Khi đó, Nhà nước nắm được vàng vật chất để làm công cụ can thiệp thị trường, còn người dân có chứng chỉ vàng để làm vốn quay vòng. “Bình ổn thị trường vàng phải có công cụ, giống như đánh đồn phải có vũ khí. Muốn vậy, phải huy động được vàng trong dân, khi đó, Nhà nước sẽ sử dụng số vàng này để kinh doanh, khi cần có thể tung ra can thiệp thị trường, không phải mất ngoại tệ để nhập khẩu vàng”, ông Kiêm nhận định.

Một giải pháp nữa, theo bà Dương Thu Hương, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cần phân bổ lại hệ thống phân phối vàng theo hướng, chỉ  các tổ chức tín dụng mới được mua bán vàng cao tuổi, vàng miếng. Các công ty, cửa hàng vàng thì chỉ được kinh doanh vàng nữ trang, vàng thấp tuổi.

Đồng tình ý kiến này, TS. Phí Đăng Minh cho rằng: “Vàng miếng, vàng thỏi, vàng nguyên liệu thực chất là tiền tệ như các loại ngoại tệ, do đó rất cần quản lý chặt chẽ, không thể cho sản xuất, mua bán tự do như hiện nay gây rối loạn thị trường”.

Dư luận rất mong đợi những bất cập trên thị trường vàng hiện nay sẽ được giải quyết khi nghị định mới về quản lý thị trường vàng ra đời. Được biết, Nghị định đã được Bộ Tư pháp thẩm định xong và có thể sẽ được ban hành trong tháng này.

(Theo Hà Tâm \\ Đầu tư điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • 'Tăng tỷ giá USD lúc này là hợp lý'
  • Thêm một giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ
  • Sẽ có ít ngân hàng hơn?
  • Sức ép tỷ giá do đâu?
  • Báo động rủi ro cơ cấu kỳ hạn
  • Phá sản hay mất chức?
  • Thói quen sử dụng tiền mặt gây bất ổn an ninh tài chính
  • Hệ lụy từ thu ngân sách cao hơn chỉ tiêu kế hoạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!