Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giải bài toán USD bằng EUR, JPY…

Mặc dù tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do đã có phần hạ nhiệt so với sức nóng sau những ngày điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng thêm 9,3%, USD chợ đen hiện chỉ dao động trên 21.400 đồng/USD, song nhiều ngân hàng vẫn khó thu hút được lượng ngoại tệ bên ngoài vào cũng như khó giữ chân được nguồn kiều hối ở lại.

Để giải quyết bài toán cung - cầu về USD, theo các nhà băng, khách hàng không nên chăm bẵm vào đồng đôla Mỹ mà cần thay thế bằng các loại ngoại tệ khác.

Thực tế hiện nay, do cung ngoại tệ hạn chế, các ngân hàng thậm chí khó đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ của ngay cả các doanh nghiệp khách hàng ruột của mình. Lượng ngoại tệ vào ngân hàng chưa có dấu hiệu tăng lên, dù giá USD chợ đen dần được kéo sát lại tỷ giá chính thức.

Theo quy định của NHNN, mỗi cá nhân có nhu cầu ngoại tệ để du học, chữa bệnh, du lịch (thường gọi là các nhu cầu chính đáng) được quyền mua tối đa 7.000 USD nhưng nhiều ngân hàng vẫn phải lắc đầu từ chối. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng khuyến cáo khách hàng nên mua các loại ngoại tệ của nước dự định đến, thay vì USD, khi đó, ngân hàng có thể đáp ứng được.

Ông Trần Phương Bình, Tổng giám đốc DongA Bank, cho biết, Ngân hàng sẽ cung cấp ngoại tệ cho khách hàng khi họ có nhu cầu đi công tác hoặc du lich nước ngoài. Tuy nhiên, hạn mức theo quy định của NHNN là 7.000 USD, được hiểu là mức tương đương áp dụng cho tất cả các loại ngoại tệ. DongA Bank cho biết, Ngân hàng có thể cung cấp các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác như đô la Úc, đô la Canada, Euro, Bảng Anh, đô la Hồng Kông, đô la Singapore, Yên Nhật, bath Thái Lan, franc Thụy Sỹ… và có thể cả nhân dân tệ (chưa phải là đồng tiền tự do chuyển đổi). Nguyên tắc của DongA Bank khi bán ngoại tệ cho khách hàng là bán ngoại tệ của các nước mà khách hàng sẽ đến. Riêng một số nước mà ngân hàng chưa có đồng tiền của nước sở tại thì DongA Bank sẽ cân nhắc trong việc bán EUR hoặc USD.

Ngoài ra, DongA Bank còn cung cấp thêm sản phẩm thẻ tín dụng ngắn ngày cho những khách hàng khi có nhu cầu ra nước ngoài với những mục đích nói trên, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đồng thời giải quyết được bài toán cung - cầu ngoại tệ. "Nếu đi du lịch thời gian 7-14 ngày thì nhu cầu ngoại tệ sẽ cao, nên thay vì khách hàng mang vài nghìn USD, DongA Bank sẽ cung cấp sản phẩm thẻ tín dụng trong một thời gian ngắn. Khách hàng mua 600 USD, phần còn lại ký quỹ, sau khi trở về, khách hàng trả lại thẻ tín dụng cho Ngân hàng để làm thủ tục thanh lý. DongA Bank sẽ chuyển tiền mà khách hàng ký quỹ vào tài khoản tiết kiệm để chờ các dữ liệu về sử dụng thẻ tín dụng chuyển về từ nước ngoài", ông Bình nói.

Mở rộng phát hành thẻ tín dụng cũng là một trong những giải pháp mà NHNN khuyến khích các tổ chức tín dụng thực hiện để góp phần hạ bớt căng thẳng trên thị trường ngoại tệ hiện nay.

Theo các ngân hàng, không chỉ với khách hàng cá nhân mà ngay cả với doanh nghiệp, bài toán ngoại tệ cũng nên tìm đến hướng giải quyết theo cách thanh toán cho đối tác bằng ngoại tệ ở các nước sở tại, thay vì chỉ sử dụng duy nhất USD.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NNHH chi nhánh TP. HCM cho rằng, NHNN chỉ quy định tỷ giá đồng USD, còn tỷ giá các đồng tiền khác, NHTM tự quyết định theo quan hệ cung cầu, theo giá thị trường. Vì thế, khi giá USD trong ngân hàng và tự do có chênh lệch thì thanh toán và mua bán gặp khó khăn với đồng USD. Đối với các đồng tiền khác, ngân hàng khá dễ dàng mua - bán". Tuy nhiên, để đi theo hướng này, các doanh nghiệp cần thuyết phục được các nhà cung cấp nước ngoài chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền nước sở tại, bởi theo các doanh nghiệp nhập khẩu, nhà cung cấp của họ thường muốn được thanh toán bằng USD.

Tại hội nghị giao ban ngành ngân hàng thứ Sáu tuần trước, NHNN đã phát đi thông điệp cho phép các ngân hàng được thu phí tối đa 2% đối với các khoản bán USD cho các nhu cầu chính đáng; được thoả thuận tỷ giá với các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn từ 3 tháng đến 1 năm… Đây là những giải pháp sẽ góp phần tháo gỡ đầu ra ngoại tệ cho các ngân hàng, nhưng đầu vào vẫn chưa có cơ chế tương ứng.

Cả phía cơ quan quản lý và các đối tượng quản lý trong lĩnh vực ngoại hối đang tìm nhiều cách để giải bài toán cung - cầu ngoại tệ hiện nay. Nhiều giải pháp có thể nhìn thấy sự tích cực, song thói quen thị trường không dễ thay đổi ngay mà cần có thêm thời gian.

(DTCK)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tăng lãi suất kỳ hạn ngắn: Chuyện "cực chẳng đã"
  • Kinh tế thế giới: Đằng sau vòng xoáy lạm phát
  • Đã có “cửa” mua USD
  • Vẫn khó mua đôla ngân hàng
  • Đầu tư công “át vía” đầu tư tư nhân?
  • Giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do: “Lặng sóng” bao lâu?
  • Các ngân hàng Trung Quốc: Bom hẹn giờ?
  • PCI thể hiện năng lực điều hành kinh tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!