Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế-Đầu tư: Khó hay dễ?

Với việc đặt ra mục tiêu giải ngân 25.365 tỷ đồng trong năm 2009, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đang đặt ra một thách thức lớn đối với các chủ thể tham gia công tác đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB).



Lo khả năng hấp thụ
Số vốn 25.365 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng giao thông năm 2009 sẽ được bố trí cho 29 dự án ODA, 31 dự án sử dụng vốn trái phiếu chính phủ (TPCP), 52 dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và 25 dự án BOT giao thông. Theo ông Trương Tấn Viên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT), Bộ GTVT, đây cũng là mục tiêu giải ngân vốn đầu tư XDCB của Bộ GTVT năm 2009.

Cùng với kế hoạch vốn cho các dự án ODA, TPCP đã được lên kế hoạch, phân bổ xong, Liên bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính cũng đã thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ứng trước kế hoạch vốn năm 2010 với tổng kinh phí lên tới 3.500 tỷ đồng. “Về cơ bản, vốn bố trí cho các dự án giao thông năm 2009 là không thiếu. Tăng gần 15.000 tỷ đồng (khoảng 30%) so với khối lượng giải ngân thực tế của năm 2008, nếu triển khai thành công, đây là khối lượng vốn đầu tư XDCB được giải ngân lớn nhất từ trước tới nay của Bộ GTVT”, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng khẳng định

Tại Hội nghị giao ban XDCB năm 2009 của Bộ GTVT vừa được tổ chức với sự tham gia của hầu hết các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhà thầu xây lắp lớn nhất trong ngành GTVT hiện nay, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức cho rằng: “Việc có được một khối lượng đầu công việc còn lớn hơn cả gói kích cầu 1 tỷ USD của Chính phủ… các nhà thầu bao gồm cả các tổng công ty xây dựng nhà nước, khối doanh nghiệp cổ phần và các dân doanh đang đứng trước một cơ hội việc làm rất lớn. Chỉ tính riêng Dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn II, trong năm 2009, sẽ tiến hành mời thầu tới 52 gói thầu xây lắp với tổng mức đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Vấn đề đặt ra là liệu ngành GTVT có đủ sức hấp thụ hết nguồn vốn này không mà thôi”.

Dễ và khó
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, lãnh đạo nhiều tổng công ty xây dựng công trình giao thông (Cienco) khá lạc quan về mục tiêu giải ngân hết số vốn kỷ lục này. Đầu tiên là việc sau khi lên đến đỉnh điểm vào tháng 8/2008, lãi suất ngân hàng và giá hầu hết các loạt nhiên liệu, vật tư cơ bản phục vụ thi công công trình giao thông đều đã và đang giảm mạnh, thậm chí xuống sát với mức giá của tháng 6/2007.

Cùng với đó là cơ chế điều chỉnh giá vật liệu xây dựng của Chính phủ được triển khai có hiệu quả; một loạt giải pháp hỗ trợ đơn vị thi công được Bộ GTVT áp dụng như: tăng mức tạm ứng; thanh toán tới 80% khối lượng bán thành phẩm, rút bớt quy trình, thời gian thanh toán…

Đặc biệt, việc Chính phủ dành 1 tỷ USD để kích cầu thông qua việc giảm lãi suất tiền vay cho các doanh nghiệp, đã kéo mức lãi suất tín dụng xuống còn 4% - 6% sẽ giúp nhà thầu “dễ thở” hơn rất nhiều. “Vào thời điểm này, nếu tổ chức biện pháp thi công tốt, càng làm nhiều càng thắng to”, ông Thân Đức Nam, Tổng giám đốc Cienco5 nhận xét.

Tuy nhiên, trái với tâm trạng lạc quan của các nhà thầu, lãnh đạo các chủ đầu tư và Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông lại bày tỏ khá nhiều quan ngại, khi diễn biến thực tế trong công tác triển khai đầu tư XDCB kể từ cuối quý IV năm 2008 đã xuất hiện thêm nhiều khó khăn mới.

Sau làn sóng ồ ạt đăng ký đầu tư ban đầu, nhiều dự án lớn, quan trọng thiết yếu do các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo phương thức BOT do hiệu quả tài chính thấp, năng lực tài chính, kinh nghiệm thi công yếu kém của nhà đầu tư đã cản trở quá trình huy động vốn làm kéo dài thời gian triển khai. Đáng lo ngại nhất là việc nhiều gói thầu xây dựng cầu, đường, cảng có quy mô lớn sử dụng vốn ODA đã không có nhà thầu tham dự, hoặc nếu có thì đều bỏ giá dự thầu vượt từ 20% - 30% giá gói thầu.

“Ngoài giá vật tư biến động, việc giải phóng mặt bằng tại các dự án giao thông không có nhiều tiến bộ trong những năm qua là các nguyên nhân làm cho các nhà thầu quốc tế quay lưng lại với các dự án giao thông tại Việt Nam, khiến kế hoạch triển khai nhiều dự án lớn như: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, Cảng Vân Phong… liên tục bị phá vỡ”, ông Trần Quốc Việt, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông lo ngại.

(Theo Đầu tư)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kinh tế-Đầu tư: Vốn chờ doanh nghiệp mạnh
  • Góc nhìn Đầu Tư: Để tập đoàn nhà nước thực sự là nòng cốt
  • Chuyên đề: Hai năm nhìn lại
  • Mô hình "3 nhà + 1" trong các xúc tiến đầu tư
  • Tài chính ngân hàng: Gửi tiết kiệm vẫn là thượng sách
  • Cơ chế phân cấp toàn diện trong quản lý đầu tư: Thiếu điều kiện cần
  • Chưa thống nhất trong cách hiểu
  • Năm 2009: Quy hoạch vùng và cải thiện môi trường đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!