Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nâng sức đề kháng từ hoàn thiện pháp lý

Sóng gió lạm phát chưa ào qua thì "bão suy giảm kinh tế" lại ập đến. Nền kinh tế Việt Nam bước sang năm mới 2009 với bao khó khăn thử thách. Thấp thỏm chờ bão qua hay sẵn sàng đón nhận, chống đỡ nó. Trao đổi với DĐDN Luật gia Trần Hữu Huỳnh - Trưởng Ban Pháp chế (VCCI) nhận xét, đây là cơn "bão ngược". Và vì thế chúng ta phải có sự chuẩn bị thật kỹ trước sự đặc biệt của nó.

 
 Cần liên tục cập nhật để cải cách thủ tục hành chính theo
hướng thân thiện, thuận lợi cho DN
 Chính phủ đã ra quyết tâm, dùng mọi nỗ lực, tạo mọi điều kiện để chống bão. Tuy nhiên, tôi rất muốn đưa ra một số nhận xét cá nhân như những lời cảnh báo về sức khoẻ của nền kinh tế. Nhìn lại thời gian qua, chúng ta có thể nhận thấy, nền kinh tế của Việt Nam có một sức đề kháng yếu. Cuộc khủng hoảng nhiên liệu vừa xảy ra. Một số quốc gia mới "hắt hơi, sổ mũi" thì chúng ta đã "chóng mặt, nhức đầu". Lạm phát đã vượt qua mức 20%. Điều này bộc lộ một cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, dễ bị tổn thương. Kinh tế Việt Nam có tăng trưởng nhưng chưa bền vững, tăng về số lượng nhưng chất lượng thì có vấn đề.
 

“Theo thống kê, nếu chúng ta giảm 40% thủ tục hành chính không cần thiết, thì tương đương với nó là một khoản tài chính từ 3 - 7% GDP được tiết kiệm”.

Từ những nhận xét trên, để chống đỡ với đợt suy thoái này, chúng ta cần nâng cao sức đề kháng cho nền kinh tế. Chúng ta cần xem xét và đánh giá đúng vai trò của lực lượng tham gia thị trường từ những DNNN đến số đông các DN nhỏ và vừa. Hệ thống pháp luật của chúng ta đã thống nhất, đồng bộ, thân thiện và cụ thể chưa?...
 

Chính vì vậy, một trong những bước quan trọng đầu tiên nâng cao sức đề kháng của nền kinh tế chính là tạo một hành lang pháp lý thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh. Đây là điều mà bình thường chúng ta đã mong mỏi, nhưng với hoàn cảnh đặc biệt, sự nỗ lực cần phải nâng cao hơn nữa, quyết liệt hơn nữa.
 

Cơ quan đầu tiên mà tôi nói tới ở đây là Quốc hội, cơ quan quyền lực tối cao, đại diện cho ý chí của nhân dân. Tuy nhiên, theo tôi, tính chuyên nghiệp của đại biểu chưa rõ ràng. Quốc hội của chúng ta có 3/4 đại biểu kiêm nhiệm. Nhiều đại biểu cùng một lúc kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ. Trong khi đó, một đại biểu Quốc hội khó có thể đại diện trọn vẹn khi mà họ phải dành thời gian cho quá nhiều việc.
 

Để đại diện cho ý chí của nhân dân, người đại biểu phải dành mọi thời gian tâm huyết cho công việc cũng đã là quá sức. Đại biểu Quốc hội có thể được xem như những cây cổ thụ bám rễ vào dân, DN để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn, bức xúc. Từ đó, người đại biểu sẽ tổng hợp, đánh giá và kiến nghị, chất vấn các cơ quan hành chính, tư pháp. Chính vì vậy, theo tôi, cần tăng số lượng đại biểu chuyên trách, giảm đại biểu kiêm nhiệm.
 

Hiện nay, đại biểu Quốc hội thường chỉ thể hiện quyền năng và nhiệm vụ một cách rõ ràng nhất tại 2 kỳ họp Quốc hội trong năm. Với một hoàn cảnh đặc biệt đang diễn ra, tôi cho rằng, các đại biểu cần gia tăng tiếp xúc, chất vấn. Các cuộc tiếp xúc, chất vấn, kiến nghị của đại biểu không cần phải vào đúng kỳ họp mà có thể hàng tháng...
 

Bên cạnh Quốc hội, vai trò xây dựng luật ban đầu và triển khai thực hiện thuộc về Chính phủ. Vậy nên Chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa tiếp xúc, đối thoại và tháo gỡ! Đây là những hoạt động mà DN nói riêng và nền kinh tế nói chung đang đòi hỏi. Không chỉ Chính phủ mà các bộ, ngành và địa phương cũng phải thường xuyên tiếp xúc, gặp gỡ để kịp thời nắm bắt và giải quyết khó khăn cho DN. Từ Chính phủ đến các bộ, ngành và địa phương cần liên tục cập nhật để cải cách thủ tục hành chính theo hướng thân thiện, thuận lợi cho DN.
 

Theo thống kê, nếu chúng ta giảm 40% thủ tục hành chính không cần thiết, thì tương đương với nó là một khoản tài chính từ 3 - 7% GDP được tiết kiệm. Chính phủ đang cho xây dựng một luật sửa nhiều luật về đấu thầu. Theo tôi còn nhiều lĩnh vực khác cũng cần phải làm như vậy. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần những nghị định sửa nhiều nghị định khác. Nhìn chung, chúng ta cần mềm dẻo để tận dụng mọi khả năng có thể, cùng đoàn kết vượt qua thử thách đặc biệt này.

(Theo báo điện tử Diễn đoàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Bão” tài chính ở lại Việt Nam bao lâu?
  • Năm 2008, vốn hóa thị trường “bốc hơi” hàng chục nghìn tỷ đồng
  • Cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ hiệu quả
  • Góc nhìn Đầu Tư: Thêm cơ hội ở thị trường lớn
  • Tiền kích cầu lấy ở đâu?
  • 3 nguy cơ cần đề phòng khi nới lỏng chính sách tiền tệ
  • 2008 - năm đen tối nhất của Phố Wall
  • Kích cầu vào đâu để đạt hiệu quả?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!