Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều công ty bảo hiểm bế tắc hướng cạnh tranh

Làm thủ tục chi trả tại một công tybảo hiểm.

Theo nhiều chuyên gia tài chính nhận định, cạnh tranh trong ngành bảo hiểm thực tế còn khắc nghiệt hơn cả ngành ngân hàng. Nhưng các công ty bảo hiểm hiện nay lại gần như chỉ sử dụng một công cụ duy nhất là phí giao dịch để cạnh tranh.

Càng mở rộng càng lỗ

Nếu xem xét báo cáo tài chính của các công ty bảo hiểm trong những năm vừa qua, rất khó để tìm ra được công ty có lãi trên hoạt động kinh doanh chính. Năm 2009, chỉ có 10 công ty có lãi trong hoạt động bảo hiểm, còn tổng số lỗ nghiệp vụ trong mảng phi nhân thọ lên đến hơn 260 tỷ đồng. Nguyên nhân đầu tiên khiến các công ty bị lỗ là do phải tuân thủ những quy định về hạch toán đặc thù. Theo đó, các công ty bảo hiểm sẽ phải liên tục trích dự phòng phí, dự phòng bồi thường và dự phòng dao động lớn. Việc trích lập này sẽ chỉ dừng lại khi khoản dự phòng phí tương đương với vốn điều lệ và lúc này lợi nhuận của công ty bảo hiểm mới trở nên “sáng sủa” hơn.

Nguyên nhân thứ hai là gia tăng số lượng công ty bảo hiểm lại không đồng nghĩa với nâng cao chất lượng sản phẩm. Mở rộng mạng lưới chắc chắn sẽ khiến chi phí của công ty bị đội lên thêm bên cạnh việc nâng mức hoa hồng cho nhân viên. Trong khi để thu hút khách hàng hiện giờ các công ty chỉ hướng đến việc giảm giá. Cũng cần lưu ý rằng, đánh giá các công ty bảo hiểm thường dựa vào dòng tiền của công ty thu về có đều đặn hay không cùng một số tiêu chí khác.

Vi phạm nhỏ, sức ép lớn

Mới đây, vụ việc 19 công ty bảo hiểm vi phạm Luật Cạnh tranh và bị phạt 1,7 tỷ đồng đã thu hút sự chú ý của dư luận. Mặc dù số tiền phạt không lớn nhưng nó cho thấy dường như các công ty bảo hiểm đang rơi vào bế tắc do chính mình tạo ra. Vào năm 2008, 15/25 công ty bảo hiểm đã đồng ý nâng phí bảo hiểm từ 1,3% lên 1,56% căn cứ vào phí sửa chữa tăng trong khi tỷ lệ bồi thường bảo hiểm xe cơ giới quá cao. Điều này đã vi phạm Luật Cạnh tranh khi các công ty bắt tay nhau lại có thị phần hơn 30%. Như đã nói ở trên, cạnh tranh về phí chưa bao giờ là một giải pháp mang tính chiến lược và dường như các công ty không thể tiếp tục hạ giá để cạnh tranh được nữa.

Cũng cần nói thêm rằng, mảng tạo ra lợi nhuận chính cho các công ty bảo hiểm là đầu tư tài chính. Nguồn tiền đầu tư chính là các khoản dự phòng như đã nói ở trên của công ty bảo hiểm. Thí dụ, trong sáu tháng đầu năm, CTCP Bảo Minh lãi trước thuế 126,8 tỷ đồng thì trong đó có 125,3 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Tuy nhiên, việc đầu tư của các công ty bảo hiểm không thể giống với các CTCK hay quỹ đầu tư vì phải đặt tiêu chí an toàn lên hàng đầu. Rủi ro thấp cũng đồng nghĩa với lợi nhuận không thể cao, cho nên việc công ty bảo hiểm lãi lớn trong mảng đầu tư tài chính là khó xảy ra. Bên cạnh đó, việc TTCK từ đầu năm đến nay diễn biến không thuận lợi lại là một thiệt thòi không nhỏ cho hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm. Hoạt động kinh doanh chính thua lỗ, đầu tư tài chính gặp nhiều bất lợi chính là hai gọng kìm lớn đang “kẹp” các công ty bảo hiểm trong giai đoạn hiện nay.

(Theo DIỄM PHƯƠNG // Nhandan Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Việt kiều sở hữu nhà trong nước Thị trường bất động sản ra sao ?
  • Vay nợ nước ngoài là cần thiết
  • Mời đầu tư kiểu “sống chết mặc bay”
  • Tại sao thế giới đổ xô mua đồng yên?
  • Ai trục lợi từ khủng hoảng nợ châu Âu?
  • Thị trường chứng khoán: Tại sao phải “tháo chạy”?
  • Phòng thủ chồng chéo
  • Doanh nghiệp bảo hiểm: Vi phạm Luật cạnh tranh, vẫn lỗ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!