Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tính cách dẹp ‘loạn’ tỷ giá

 Những tưởng việc cho phép ngân hàng bán vàng huy động sẽ giải tỏa “cơn khát” vàng, kéo giá vàng trong nước về gần giá thế giới, khiến thị trường USD đỡ căng thẳng. Nhưng thị trường USD tự do lại “nóng” trở lại.

Trong ngày 13/10, giá USD trên thị trường tự do mua vào – bán ra tương ứng 21.380 – 21.470 đồng một USD, tăng 70 - 100 đồng so với giá ngày trước đó.

Sau một tuần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép 7 ngân hàng cùng công ty SJC bán vàng bình ổn thị trường, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở mức 1,8 triệu đồng một lượng; tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng đến 50 đồng mỗi USD và USD tự do đã tiệm cận 21.500 đồng. Có phải tỷ giá “nổi loạn” vì biện pháp cho bán vàng huy động rồi nhập vàng tài khoản để đối ứng?

Cầu USD thị trường nào cũng lớn

Giá USD tăng là điều tất yếu khi nhu cầu ngoại tệ này ở thị trường nào cũng cao. Theo ước chừng của 7 ngân hàng và SJC, từ 6/10 đến nay đã có khoảng 10 tấn vàng được bán ra. Đây chủ yếu là số vàng huy động và ngân hàng cùng với SJC cũng phải mua ngoại tệ để nhập vàng đối ứng. Vậy nên từ 5/10 đến nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng liên tiếp tăng nhanh. Trong 7 ngày, NHNN đã 5 lần điều chỉnh tỷ giá và hôm qua đã tăng thêm 10 đồng mỗi USD, lên 20.678 đồng. “Điều này chứng tỏ các ngân hàng cần một lượng ngoại tệ lớn, trong đó không loại trừ khả năng cần ngoại tệ để nhập vàng, bù số vàng đã bán”, ông Lê Xuân Nghĩa nhận xét.

Đại diện phòng kinh doanh SJC cho biết, họ đã bán vàng với số lượng lớn nên cần một lượng lớn ngoại tệ để nhập vàng. Và theo đơn vị này, họ không thể mua USD với giá niêm yết của ngân hàng mà phải mua USD giá tự do (khoảng 21.500 đồng một USD).

Trên thị trường tự do, nhu cầu ngoại tệ càng “nóng” hơn. Một số chủ tiệm vàng ở khu vực chợ Bến Thành và Nguyễn Thái Bình (quận 1, TP HCM) cho biết, lượng ngoại tệ bán ra luôn cao hơn từ 40 - 50% so với thu mua được. Chủ tiệm vàng D. khu vực đường Nguyễn Cư Trinh (quận 1), cho biết: “Nhu cầu USD mấy ngày nay rất lớn nên những khách hàng bán USD “đẹp” (tờ giấy mới) với lượng lớn được rả giá cao hơn, thậm chí họ có thể thỏa thuận cao hơn giá tiệm đưa ra”. Một số tiệm thu đổi ngoại tệ thì tiết lộ, khách mua USD chủ yếu là khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ có cầu USD đột xuất. Theo nhìn nhận của một số chuyên gia ngành vàng, cầu USD trên thị trường tự do gần đây chủ yếu do mua USD để nhập lậu theo đường tiểu ngạch từ Camphuchia hoặc Trung Quốc về.

Cần biện pháp dài hơi

Dù NHNN đã cho phép nhiều ngân hàng bán vàng huy động và mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài để cân đối, với mục đích “thông” thị trường, tránh lệch giá, ảnh hưởng lên tỷ giá, nhưng giá vàng ngày 13/10 vẫn cao hơn giá thế giới 1,8 triệu đồng mỗi lượng. “Chỉ cần vàng trong nước quy đổi theo giá USD tự do cao hơn giá thế giới khoảng 500.000 đồng một lượng là người ta đã mua USD để nhập lậu vàng, nên giá vàng càng lệch lớn thì tỷ giá càng… bất kham”, ông Nguyễn Trung Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty vàng Vina, phân tích.

Theo ông Trung Anh, vàng tài khoản là biện pháp tốt nhưng không thể dùng trong một thời gian dài, vì ngân hàng bán vàng ra rồi cũng phải nhập về để bù vào khoản đã huy động. Và các ngân hàng chỉ bán vàng ra khi họ có lãi, lãi đó không rủi ro quá cao. Mà với biến động giá thế giới hiện nay thì rủi ro quá lớn. Thế nên, để tránh rủi ro, hoặc ngân hàng  phải nới rộng khoảng cách mua bán, hoặc phải bán cầm chừng. Như vậy việc thông giá với thị trường quốc tế khó mà đạt được.

Không những thế, giá vàng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường ngoại hối, nên việc giá vàng cao, thấp sẽ làm thị trường ngoại tệ chạy theo rất mệt. “Nên bên cạnh cho phép mở vàng tài khoản, NHNN cần phải xem vàng như một loại ngoại tệ, tách bạch vàng vật chất và vàng tài khoản. Người dân vẫn được sở hữu, mua bán vàng nhưng là chứng chỉ vàng, và không được mua bán vàng nguyên liệu (trên 80%). Lúc đó sẽ không cần ngoại tệ để nhập vàng, mua lậu vàng để bán trong nước nữa, thị trường ngoại hối mới ổn định”, ông Trung Anh nói.

(Theo Phương Nhi \\ Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tỷ giá leo thang
  • G5 + 1 và nỗi lo lợi ích nhóm
  • 'Tăng tỷ giá USD lúc này là hợp lý'
  • Thêm một giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ
  • Sẽ có ít ngân hàng hơn?
  • Sức ép tỷ giá do đâu?
  • Báo động rủi ro cơ cấu kỳ hạn
  • Phá sản hay mất chức?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!