Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tỷ giá leo thang

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) VN liên tục tăng tỷ giá bình quân liên NH từ đầu tháng 10 đến nay. Như chiếc lò xo bị nén lâu ngày, tỷ giá bật mạnh vào những tháng cuối năm.

Cầu đẩy giá

Cuối tuần qua, NHNN công bố tỷ giá bình quân liên NH tăng mạnh 20 đồng/USD (trước đó mỗi ngày tăng 10 đồng/USD), lên mức 20.708 đồng/USD. Sau gần 2 tháng đứng yên, NHNN đã liên tục tăng giá USD bình quân liên NH trong khoảng 7 phiên trở lại đây với mức tăng khoảng 0,39%. Giá USD của các NH thương mại cuối tuần qua vượt mức 20.900 đồng/USD. NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), NH TMCP Á Châu (ACB)... công bố giá mua bán USD ở mức 20.900 - 21.915 đồng/USD. Trong khi đó, giá USD tự do có xu hướng giảm. Từ mức 21.600 - 21.700 đồng/USD vào ngày 5.10, giá USD tự do giảm xuống quanh mức 21.400 đồng/USD. Tình trạng 2 giá lại xuất hiện khi giá USD niêm yết và thị trường cách nhau khoảng 500 đồng/USD. Nhiều DN đã phải mua USD trong NH với giá thị trường thông qua hình thức phí hoặc ngoại tệ thứ 3. Ông Lý Xuân Hải - Tổng giám đốc ACB cho biết: “Giá USD gần đây tăng một phần do các đơn vị chuẩn bị nguồn USD cho nhập khẩu cuối năm, cho sản xuất kinh doanh tết; phần khác là do tình trạng vay USD hạn chế nên các giao dịch chuyển hướng sang mua USD; và nguyên nhân nữa là do chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước”.

Nhu cầu mua USD trong hệ thống NH đang có xu hướng tăng khá rõ nét trong thời gian qua. Theo NHNN, dư nợ tín dụng ngoại tệ tháng 9 giảm 2,27% so với tháng trước (gần 800 triệu USD). Điều này có nghĩa các doanh nghiệp (DN) thông qua hệ thống NH mua lại ngoại tệ để trả nợ. Mặc dù dư nợ ngoại tệ đang có xu hướng giảm dần nhưng nhu cầu mua USD trả nợ của các DN đang tạo áp lực lên tỷ giá. Vào tháng 6.2011, các DN đua nhau vay USD với lãi suất (LS) thấp 7 - 8%/năm thay vì vay tiền đồng với LS 20 - 22%/năm. Các hợp đồng vay ngoại tệ thường có thời gian vay từ 3 - 6 tháng. Do đó thời điểm trả nợ của các DN xuất hiện vào thời điểm cuối năm là điều đã được dự báo trước.

Thêm vào đó, khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong và ngoài nước duy trì liên tục thời gian dài từ 2 - 4 triệu đồng/lượng góp phần đẩy tỷ giá tăng khi vàng lậu nhập về. Giá USD tự do và liên NH đẩy lên mức 21.600 - 21.700 đồng/USD vào ngày 5.10. Cộng thêm việc các đơn vị được phép bán vàng ra thị trường gom mua USD nhằm tránh rủi ro nên nhu cầu USD tăng đột biến khiến giá USD nhảy vọt lên lại mức 21.500 đồng/USD.

Khó tăng đột biến

Xu hướng chuyển dịch sang ngoại tệ bắt đầu tăng trở lại sau nhiều tháng khi LS huy động VND ở mức 19 - 20%/năm, còn LS USD ở mức 2%/năm đối với cá nhân, 0,5%/năm đối với tổ chức. Mức chênh lệch cao khiến nhiều người nắm giữ USD quyết định chuyển sang VND. NHNN đã tranh thủ mua USD tăng dự trữ ngoại hối thêm 4 - 5 tỉ USD. Thế nhưng tình hình hiện nay đã khác, LS huy động giảm xuống còn 6%/năm đối với kỳ hạn gửi dưới 1 tháng và 14%/năm đối với kỳ hạn gửi trên 1 tháng, cộng với xu hướng tỷ giá thường hay biến động rất mạnh vào thời điểm cuối năm trước hay đầu năm sau nên USD lại trở nên hấp dẫn hơn.

Ông Trần Ngọc Thơ - Trưởng khoa Tài chính DN, ĐH Kinh tế TP.HCM phân tích, thường vào thời điểm cuối năm hay đầu năm, tỷ giá tăng lên rất mạnh. Sau mấy tháng bị dồn nén, gần đây tỷ giá tăng trở lại. Dù rằng NHNN đã công bố tỷ giá sẽ không tăng vượt 1% nhưng thị trường quan ngại hết năm 2011, bước sang năm 2012, tỷ giá có bật lên như “chiếc lò xo” bị dồn lâu hay không. Lạc quan hơn, ông Lý Xuân Hải cho rằng: “Về mặt kỹ thuật, việc NHNN tăng tỷ giá bình quân liên NH gần đây nhằm đưa giá USD trong NH ở mức hợp lý. Kéo khoảng cách chênh lệch giá USD trong và ngoài NH ngắn lại nhằm khắc phục tình trạng “2 giá”. Tôi tin là hết năm nay, USD sẽ không tăng quá 1% bởi ở nhiều NH, VND đang thiếu nên sẽ không có nhu cầu mua USD, không áp lực lên cầu ngoại tệ thời điểm cuối năm". Đó là chưa kể, những ngày gần đây, LS trên thị trường đẩy lên quanh mức 20%/năm. Với mức LS cao như vậy, các NH, đặc biệt những NH căng thẳng thanh khoản sẽ giảm nắm giữ ngoại tệ.

 

(Thanh Niên Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • G5 + 1 và nỗi lo lợi ích nhóm
  • 'Tăng tỷ giá USD lúc này là hợp lý'
  • Thêm một giải pháp thắt chặt chính sách tiền tệ
  • Sẽ có ít ngân hàng hơn?
  • Sức ép tỷ giá do đâu?
  • Báo động rủi ro cơ cấu kỳ hạn
  • Phá sản hay mất chức?
  • Thói quen sử dụng tiền mặt gây bất ổn an ninh tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!