Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao đồng NDT lại “nhảy điệu tango” với đồng đô la?

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thời đại mới đã bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 80 với sự lãnh đạo của nhà cải cách Trung Quốc Deng Xiaoping. Bằng cách giới thiệu các chính sách mở cửa của Trung Quốc đối với mối quan hệ kinh tế và thương mại với thế giới, ông đã lãnh đạo Trung Quốc theo kiểu gần như tư bản - xu hướng sẽ tiếp tục trong 30 năm.

Một trong những cách để tăng trưởng kinh tế mà Trung Quốc đã hoàn thành là chính sách kìm giá đồng nhân dân tệ (NDT) so với đồng đô la Mỹ (USD) và tạo ra các thỏa thuận thương mại giữa hai quốc gia. Theo Cục điều tra dân số Mỹ, Trung Quốc bắt đầu quan hệ thương mại với Mỹ vào năm 1985 với tổng giá trị hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ đạt gần 4 triệu USD. Kể từ đó, con số này hàng năm không ngừng tăng lên. Năm 2008, nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ đạt 337,8 tỷ USD.

Đồng NDT ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ ra sao?

Từ năm 1985 đến 2008, xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc tương đương khoảng một phần ba xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Chính vì vậy việc Trung Quốc kìm giá đồng NDT so với đồng USD hoàn toàn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc. Ngoài ra, chính sách kìm giá tiền tệ của Trung Quốc đã khiến các nhà đầu tư tin tưởng hơn vào đồng NDT của Trung Quốc. Nếu không có chính sách kìm giá, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã chậm hơn nhiều, bởi đồng NDT đã gần như mất giá đối với tất cả các quốc gia kinh tế hàng đầu thế giới.

Đặc biệt, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng nhờ việc kìm giá đồng NDT so với đồng USD với tỷ giá rất thấp. Trung Quốc không định giá tiền tệ dựa trên lãi suất, bởi vì lãi suất không phải là công cụ tiền tệ mà Trung Quốc sử dụng giống như các quốc gia đứng đầu khác. Thay vào đó, Trung Quốc định giá tiền tệ dựa trên yêu cầu dự trữ của các ngân hàng Trung Quốc. Thay vì tăng giá hoặc giảm giá đồng NDT dựa trên tỷ giá, hoặc cho phép đồng NDT thả nổi tự do trên thị trường mở, Trung Quốc lại giữ giá tiền tệ theo chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Tăng yêu cầu dự trữ đáp ứng việc giảm số lượng tiền tệ trong nền kinh tế và giảm nhu cầu tăng lượng tiền có sẵn để sử dụng.

Mối quan hệ giữa đồng NDT và USD

Một trong những lập luận chống lại mối quan hệ giữa đồng NDT và USD là dường như, Trung Quốc được lợi nhiều hơn Mỹ. Các nhà sản xuất ở Mỹ thường gây sức ép đối với Quốc hội trong việc vận động Trung Quốc định giá lại đồng NDT khi nêu ra các khó khăn trong việc cạnh tranh với hàng Trung Quốc giá rẻ chính là lý do cho sự thay đổi. Quốc hội Mỹ hàng năm đưa ra dự luật mới yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng NDT để tỷ giá của nó với đồng USD cân bằng hơn. Mỹ cho rằng, Trung Quốc đang bảo vệ ưu thế thương mại của mình và Mỹ là người buộc phải trả giá.

Còn đối với Trung Quốc, việc tăng giá đồng nội tệ có thể đồng nghĩa với đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc sẽ ít đi, lạm phát giảm, thu nhập thấp hơn và nạn thất nghiệp trong nước. Xuất khẩu giảm cũng sẽ làm giảm nguồn cung cấp đồng USD cho đầu tư cả ở trong và ngoài nước. Trung Quốc lập luận rằng, việc Trung Quốc giữ giá đồng NDT nhằm duy trì sự ổn định kinh tế và nếu chấm dứt việc giữ giá có thể sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế.

Định giá tiền tệ thấp là tốt?

Một số lợi ích của việc định giá thấp đồng NDT đối với Mỹ bao gồm giá thấp cho người tiêu dùng, áp lực lạm phát giảm và giá đầu vào thấp hơn cho các nhà máy sử dụng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, định giá đồng NDT thấp làm tổn hại tới ngành công nghiệp Mỹ khi hàng hóa của Mỹ phải cạnh tranh với hàng hóa rẻ tiền của Trung Quốc, vì thế định giá thấp đồng NDT gây tổn hại tới sản xuất và việc làm ở Mỹ. Ngoài ra, đồng NDT thấp làm cho hàng xuất khẩu của Mỹ trở nên đắt hơn đối với người tiêu dùng Trung Quốc và do đó, nó làm giảm xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc.

Tính đến năm 2009, tỷ giá giữa đồng NDT/USD được giữ ở mức 6,8339. Nghĩa là 1USD = 6,8339NDT. Với bất kỳ loại hàng hóa nào, nếu có nhu cầu cho đồng NDT tăng hoặc giảm, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ cung cấp hoặc loại bỏ một loại tiền tệ từ thị trường nhằm khôi phục trạng thái cân bằng hoặc duy trì tỷ giá. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ mua hoặc bán bằng một trong hai loại tiền tệ, hoặc là đồng USD, hoặc là đồng NDT để duy trì sự cân bằng theo ý muốn.

Thông thường, ngân hàng trung ương sẽ mua hoặc bán bằng tiền tệ của mình để duy trì tỷ giá, bởi Trung Quốc muốn tích lũy đồng USD thông qua cán cân thương mại với Mỹ. Việc tăng giá đồng NDT có nghĩa là, Trung Quốc sẽ tích lũy được ít hơn dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD và phá vỡ ổn định kinh tế mà họ vốn đã quen thuộc từ khi bắt đầu quan hệ thương mại với Mỹ và các nước khác trên thế giới.

Việc kêu gọi Trung Quốc tăng giá đồng NDT đặt Trung Quốc vào tình huống không có lợi với các đối tác thương mại do lo sợ lạm phát nhà ở và khả năng thu nhập ít hơn đối với dự trữ ngoại tệ. Tuy nhiên, tỷ giá đồng NDT/USD cần được duy trì cho cả hai bên để đảm bảo cán cân thương mại.

(Vitinfo)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tin kinh tế tài chính nổi bật Việt Nam và thế giới tuần 10 -15/05/2010
  • BRIC hợp sức vẫn không thể lung lay vị trí của đồng USD
  • Giao dịch tài chính phái sinh: Nguy cơ mới với kinh tế thế giới
  • ‘Virus’ Hy Lạp sẽ lây lan đến đâu?
  • Tái cơ cấu tổng thể
  • Bập bênh lãi suất đôla Mỹ – tiền đồng
  • Cái giá của những công trình chậm trễ
  • “Chợ chiều” bảo hiểm rủi ro tỷ giá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!