Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà đầu tư bị làm khó

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực nông nghiệp giảm cùng với tiến độ thực hiện các dự án
 

Nhiều dự án FDI trong nông nghiệp sẽ không triển khai được do thiếu đất - Ảnh: đức thanh

 

Được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2004 với vốn đăng ký kinh doanh trên 1 triệu USD, nhưng sau 3 năm, Công ty TNHH Trương Thái-Bảo Lâm (Đài Loan) mới chỉ đầu tư được gần 600.000 USD.

Ông Lai Chang An, Giám đốc Công ty thừa nhận là có sự chậm trễ, song khó có thể đẩy nhanh hơn tiến độ khi Công ty vẫn chưa thoát khỏi những thủ tục liên quan đến đất đai. Ông An than phiền, chỉ riêng cấp đất đã có 15-20 thủ tục, giấy phép các loại, liên quan đến nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau và người dân, trong đó đặc biệt khó khăn là giải phóng mặt bằng, giải quyết tranh chấp đất đai.

Các doanh nghiệp (DN) cho biết, để có đất, bình quân họ phải mất từ 1-2 năm, thậm chí có trường hợp mất 3-4 năm. Công ty TNHH TFB (Đài Loan) cũng được cấp phép sản xuất chè Ô Long ở Hà Giang từ năm 2004, nhưng cho đến năm 2007 vẫn chưa có đất. Các thủ tục đã được DN tiến hành theo đúng trình tự, song người dân vẫn không chịu giao đất. Điều đáng nói là, cơ quan chức năng phó mặc cho DN tự thương lượng với dân, không chỉ đạo quyết liệt dẫn đến thời gian kéo dài.

Công ty TNHH Quốc tế Kiên Tài (liên doanh giữa Đài Loan và Công ty Nông lâm sản xuất khẩu tỉnh Kiên Giang) có dự án trồng 60 ha rừng nguyên liệu giấy, xây dựng nhà máy chế biến bột giấy tại Kiên Giang. Tuy nhiên, sau 7 năm, Kiên Tài mới trồng được 22.290 ha rừng, việc xây dựng nhà máy không thể triển khai được do tỉnh Kiên Giang không di chuyển dân để giao đủ đất cho DN. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhà đầu tư không muốn triển khai dự án và dự án này đã bị rút giấy phép.

So với các lĩnh vực khác, đầu tư vào nông nghiệp bao giờ cũng có độ rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, trong sự chậm trễ của các dự án có vốn FDI trong ngành nông nghiệp ở nước ta có phần quan trọng từ chính bất cập của các địa phương. Hệ luỵ của nó kéo sang cả tính hấp dẫn của toàn ngành nông nghiệp đối với nguồn vốn quan trọng này.

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) cho thấy, tỷ trọng vốn FDI vào lĩnh vực này liên tục giảm, từ 21,6% thời kỳ 1988-1990 xuống còn 8,3% thời kỳ 1991-1995, và đến hết năm 2008 còn khoảng 6%. Cùng với đó là giải ngân thấp. Trong tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD của 966 dự án FDI vào nông nghiệp (tính đến hết tháng 2/2009), thì chỉ có khoảng 2 tỷ USD đã được giải ngân.

Không những thế, theo phản ánh của các nhà đầu tư, sự thiếu nhất quán trong các quy định của luật pháp, cũng như vấn đề quy hoạch của các cơ quan quản lý chuyên ngành đẩy nguồn vốn FDI vào nông nghiệp giảm mạnh.

Theo quy định của Luật DN và Luật Đầu tư, DN 100% vốn nước ngoài bình đẳng với các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, theo điều 9 Luật Đất đai, thì DN 100% vốn nước ngoài không được hưởng các quyền lợi về đất đai như các DN, tổ chức trong nước (chỉ được thuê đất, không được quyền nhận chuyển nhượng đất trực tiếp từ các tổ chức, cá nhân khác như các DN trong nước).

Đại diện của Công ty Innov Green cho rằng, một yêu cầu quan trọng đặt ra đối với các dự án trồng rừng, phát triển nguồn nguyên liệu gỗ là gắn với xây dựng các nhà máy chế biến gỗ. Song, theo Công ty này, xây dựng nhà máy gắn với vùng nguyên liệu hiện rất khó thực hiện do các nhà máy này được coi như một dự án đầu tư công nghiệp riêng biệt và phải nằm trong khu công nghiệp (đã được quy hoạch) tại các địa phương.

Bên cạnh đó, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng khó tìm được diện tích đất phù hợp cho các kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực lâm sản, chế biến gỗ, thì tình trạng đất đai lãng phí ở các nông lâm trường quốc doanh làm ăn kém hiệu quả không được giải quyết dứt điểm. Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, hiện cả nước còn 353 DN lâm nghiệp quản lý 3,9 triệu ha đất rừng, nhưng phần lớn diện tích này đã được giao cho các tổ chức và hộ gia đình trên địa bàn, trong đó, nhiều diện tích bỏ trống.

Tình trạng các địa phương tuỳ tiện thay đổi quy hoạch cũng đang khiến cho nhà đầu tư nản lòng. Điển hình là việc quy hoạch lại diện tích mía đường ở Tây Ninh. Theo số liệu của Hiệp hội Mía đường, trong vòng 2 năm qua, diện tích trồng mía trên địa bàn tỉnh này đã giảm trên 10.000 ha, nhiều DN phải giảm công suất vì không có đủ nguyên liệu chế biến.

Công ty TNHH Borbon Tây Ninh (vốn đầu tư 97 triệu USD), được phê duyệt 24.000 ha đất trồng mía, nhưng khi đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị có công suất phù hợp thì tỉnh thay đổi quy hoạch, diện tích mía chỉ còn lại 10.000 ha.

Trong kiến nghị gửi Bộ NN&PTNT, lãnh đạo Công ty bức xúc “cách làm tuỳ tiện đã đẩy nhà máy vào khủng hoảng vì thiếu nguyêu liệu, sản xuất kinh doanh bị đảo lộn, nhà máy buộc phải mua đường thô ở ngoài để đảm bảo sản xuất và cung cấp đủ cho khách hàng...”.

Nếu như những vướng mắc trên không được khai thông thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ quay lưng với nông nghiệp - một lĩnh vực được nhà nước hết sức khuyến khích đầu tư.

 

 

( Theo báo Đầu tư )

  • Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm
  • Triển khai nhiều dự án hợp tác Việt Nam - Lào
  • Đầu tư sân golf không hiệu quả
  • Chậm tiến độ nhà máy nước BOO Thủ Đức: Chủ đầu tư sẵn sàng chờ Trọng tài quốc tế phân giải (Kỳ II)
  • Thiếu quy định về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư
  • Chiến lược của Nghệ An trong thu hút đầu tư
  • Cơ hội đầu tư mới
  • Nín thở chờ mặt bằng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!