Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiếu quy định về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư

Sau hơn 1 năm thực hiện tuy được đánh giá là nâng cao hiệu quả đầu tư và đáp ứng được yêu cầu khách quan của thị trường, nhưng theo ông Dương Văn Cận, Viện trưởng Viện Kinh tế Xây dựng (Bộ Xây dựng), Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình còn bộc lộ một số bất cập cần được sửa đổi.

Theo ông, tồn tại lớn nhất sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Nghị định 99/CP là gì?

Tôi cho rằng, tồn tại lớn nhất là sự hạn chế nhận thức về những yêu cầu đổi mới mà Nghị định 99/CP đã đưa ra. Nghị định 99/CP quy định cụ thể, rõ ràng, phân cấp mạnh tạo ra được sự chủ động, đồng thời tháo gỡ được những khó khăn trong việc quản lý chi phí cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.

Thế nhưng, một số chủ thể có liên quan chưa nhận thức hết hoặc chưa muốn đổi mới, thậm chí còn tâm lý sợ trách nhiệm khi thanh tra, kiểm tra. Điều này đã dẫn đến việc một số địa phương chưa có hướng dẫn hoặc có hướng dẫn, nhưng chủ yếu là nhắc lại các quy định tại Nghị định của Chính phủ mà chưa hướng dẫn thực hiện phù hợp với đặc thù của địa phương.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa công bố hệ thống giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng, giá vật liệu... phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương để tham khảo trong quá trình xác định giá xây dựng công trình... Những tồn tại trên đã làm chậm tiến trình đổi mới theo tinh thần của Nghị định 99/CP.

Theo phản ánh của một số chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, thì sự thiếu đồng bộ, trùng lắp trong các văn bản quy phạm pháp luật cũng khiến họ lúng túng khi triển khai thực hiện?

Đúng vậy! Hiện một số quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng vẫn còn trùng lắp hoặc chưa được thống nhất mà nguyên nhân là do Nghị định 99/CP được xây dựng trên cơ sở những nội dung đổi mới của Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đã được Chính phủ thông qua sau khi những văn bản luật đã được ban hành.

Ví dụ, như Luật Xây dựng quy định việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng nguồn vốn nhà nước phải căn cứ theo các định mức kinh tế - kỹ thuật, trong khi Nghị định 99/CP lại quy định các định mức do Nhà nước công bố chỉ có tính tham khảo.

Sự biến động giá trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế trong chính sách quản lý giá xây dựng và việc Chính phủ ban hành Nghị định 99/CP là nhằm tạo ra những cơ chế để bổ sung chi phí khi có những biến động của thị trường. Song dường như mục tiêu này vẫn chưa thực hiện được. Vậy theo ông, đâu là nguyên nhân?

Thực tế thời gian qua cho thấy, số lượng các công trình xây dựng đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư, tổng dự toán, giá gói thầu và giá thanh toán do biến động giá là rất lớn và diễn ra ở hầu hết các loại hình công trình. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá diễn ra rất chậm, nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện và đến nay, hầu như chưa có công trình nào thực hiện được việc xử lý giá do biến động nguyên vật liệu xây dựng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do hiện còn thiếu những quy định mang tính pháp lý tầm Nghị định để hướng dẫn phù hợp cần thiết.

Xin ông cho biết cụ thể hơn?

Hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật vẫn thiếu những quy định rõ ràng, cụ thể về quyền và trách nhiệm định giá xây dựng theo cơ chế thị trường cho chủ đầu tư trong bối cảnh đầu tư xây dựng liên quan tới nhiều cấp quản lý, kiểm soát như kiểm toán, thanh tra... Mặc dù các định mức, đơn giá công bố để tham khảo, nhưng do yếu tố tâm lý và an toàn nên đa số các chủ đầu tư vẫn áp dụng khi lập dự toán, lập giá xét thầu vẫn muốn dựa vào đơn giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành như cách cũ, như vậy chi phí xây dựng công trình sẽ không phản ánh được giá thị trường. Kết quả là, khi giá thị trường có biến động lập tức tạo ra những khó khăn trong việc thực hiện.

Hay như việc thiếu quy định tầm Nghị định về xử lý ở những biến động về giá nguyên vật liệu nên chủ đầu tư lúng túng trong xử lý khi có biến động lớn về giá. Mặc dù chi phí dự phòng trong chi phí đầu tư của dự án có tính đến yếu tố trượt giá, nhưng cũng dự tính ở mức trung bình, trong khi những biến động lại diễn ra trong quá trình dài triển khai dự án, và đôi khi mức biến động rất lớn mà ngay cả chủ đầu tư, nhà thầu có kinh nghiệm cũng không lường trước được.

( Theo báo Đầu tư )

  • Methanex muốn đầu tư 1 tỷ USD xây dựng nhà máy methanol tại Việt Nam
  • Chủ đầu tư thiếu trách nhiệm
  • Nhà đầu tư bị làm khó
  • Triển khai nhiều dự án hợp tác Việt Nam - Lào
  • Đầu tư sân golf không hiệu quả
  • Chậm tiến độ nhà máy nước BOO Thủ Đức: Chủ đầu tư sẵn sàng chờ Trọng tài quốc tế phân giải (Kỳ II)
  • Thiếu quy định về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư
  • Chiến lược của Nghệ An trong thu hút đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!