Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn giá thị trường những tháng cuối năm 2008

Từ những tháng cuối năm 2007 và quý I-2008, tình hình kinh tế thế giơi và trong nước đã xuất hiện những diễn biến bất lợi cho nền kinh tế như: Lạm phát tăng cao; sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn; nhập siêu ở mức cao; thiên tai dịch bệnh diễn ra liên tiếp đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước tình hình đó, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu chuyển ưu tiên tăng trưởng cao sang ưu tiên kiềm chế lạm phát, trong đó giảm chỉ tiêu tăng trưởng từ 8% - 8,5% xuống 7%, xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2008 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và phát huy tác dụng và có những kết quả chuyển biến tích cực bước đầu. Nền kinh té truy trì được tốc độ tăng trưởng khá trong điều kiện lạm phát cao (GDP 9 tháng tăng 6,52%, trong đó khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 3,57%, khu vực công nghiệp và xây dựng  tăng 7,09%, khu vực dịch vụ tăng 7,23%; các cân đối kinh tế vĩ mô cơ bản được đảm bảo; nhập siêu giảm (9 tháng còn 32,6%); vốn đầu tư nước ngoài tăng (tổng số vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm trong 9 tháng đạt 57,1 tỷ USD, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2007); an sinh xã hội được bảo đảm; Lạm phát đã từng bước được kiềm chế theo hướng giảm dần tốc độ tăng, cụ thể: Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng tháng như sau: Tháng 1: 2,38%, tháng 2: 3,56%, tháng 3: 2,99%, tháng 4: 2,06%, tháng 5:3,91%, thágn 6: 2,14%, tháng 7:1,13%, tháng 8: 1,56%, tháng 9: 0,18%...

 Những tháng còn lại của năm 2008, tuy tình hình kinh tế vĩ mô có những thuận lợi  nhất định tác động tích cực đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, bình ổn giá như:  giá thị trường thế giới có xu hướng ổn định và giảm. Bội chi ngân sách có thể phấn đấu ở mức thấp hơn mục tiêu 5% so với GDP; tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng thấp hơn mục tiêu 30%. Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm; nhập siêu 30%; Nhà nước tiếp tục giữ ổn định giá đến hết năm 2008 đối với điện, nước sạch, cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt… Nhưng cũng có không ít thách thức tác động không thuận đến mặt bằng giá như: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ, kinh tế thế giới suy giảm. áp lực tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng do phải tăng giải ngân cho đầu tư, do tăng năng lực sản xuất hàng hoá phục vụ  nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết; do tăng lương hưu, trợ cấp. Thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những thiệt hại khó lường (như các cơn bão lũ số 6 vừa qua ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, số 7 ở một số tỉnh miền Trung. Nhu cầu và sức mua có khả năng thanh toán của các tần lớp dân cư những tháng giáp Tết sẽ tăng cao hơn những tháng bình thường…

 Để thực hiện kiềm chế tốcđộ tăng giá tiêu dùng cả năm 2008 ở mức khoảng 24% - 25%, cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt 8 nhóm giải pháp mà Chính phủ đã đề ra về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững mà trọng tâm cần giải quyết như sau:

              - Thứ nhất, Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giữ vững các cân đối kinh tế vĩ mô, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá dịch vụ.

             Thực hiện giải pháp này: Các bộ, các ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục tháo gỡ khó khăn về vốn, cơ chế, thủ tục hành chính…. để đẩy mạnh sản xuất, hướng dẫn đầy đủ, triển khai kịp thời các chính scáh Chính phủ đã quyết định về hỗ trợ, khôi phục nhanh sản xuất nông nghiệp ở những vùng vừa qua bị thiên tai dịch bệnh. Chỉ đạo sản xuất, nhập khẩu bảo đảm đủ nguồn cung, không để xảy ra thiếu hàng hoá dịch vụ so với nhu cầu, đặc biệt là hàng hoá phục vụ tết nguyên đán. Thực hiện đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện các chủ trương, chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng để sửa đổi, bổ sung các quy định cho phù hợp.

             - Thứ hai, Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng linh hoạt, bảo đảm tính thanh khoản của nền kinh tế. Kiểm soát chặt chẽ các luồn vốn vào ra để có những phản ứng chính sách kịp thời ứng phó hợp lý với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ. Sử dụng linh hoạt các công cụ lãi suất nghiệp vụ thị trường mở để kiểm soát chặt chẽ việc tăng trưởng phương tiện thanh toán, tổng dư nợ tín dụng cả năm 2008 khoảng 30%. Triển khai các giải pháp thích hợp để các DN tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý, góp phần giảm chi phí cho DN. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao; nhất là sản xuất nông nghiệp, cho vay xuất khẩu; kiểm soát chặt (theo tiêu chí cụ thể ) việc đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất, hiệu quả thấp, nhiều rủi ro. Thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, phản ánh cung cầu ngoại tệ trên thị trường góp phần khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

             - Thứ ba, Tiếp tục thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ theo hướng kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, phấn đấu tăng thu cao hơn so với dự toán quốc hội quyết định; thực hiện tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên và kiểm soát chặt chẽ đầu tư công, đầu tư của các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty, DNNN ra ngoài nhiệm vụ chính. Phấn đấu giảm bội chi ngân sách ở mức thấp hơn 5% GDP. Thực hiện biện pháp này: Bộ Tài chính tiếp tục kiểm soát gắt gao việc tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong dự toán ngân sách năm 2008 theo chỉ tiêu đã giao cho các Bộ, ngành, địa phương. Tạm dừng mua sắm ô tô, phương tiện vận tải, tài sản khác có giá trị lớn và sửa chữa lớn nhà làm việc. Giảm tối đa việc tổ chức và chi phí cho lễ hội, hội nghị tổng kết, sơ kết, đi tham quan nước ngoài sử dụng ngân sách Nhà nước.

 Tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn  chủ trương cắt giảm đầu tư công từ nguồn ngân sách, nguồn trái phiếu Chính phủ, tập trung cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh, sắp hoàn thành, các dự án cần thiết, cấp bách, có hiệu quả. Rà soát các dự án do các DN Nhà nước triển khai đầu tư. áp dụng các b iện pháp yêu cầu các DN chủ động rà soát, cắt giảm hoặc đình hoãn các dự án, công trình chưa thật cần thiết, chưa hiệu quả; cắt giảm hoặc dừng  việc mua, xây dựng trụ sở mới, đất đai, bất động sản, phương tiện thiết bị phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh… Sử dụng tối đa nguồn lực tài chính của mình để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình và phụ trợ có liên quan trực tiếp đến sản xuất kinh doanh; không góp vốn hoặc  mua cổ phần tại các quỹ đầu tư mạo hiểm…

 Hướng dẫn các địa phương chủ động sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ các DN chủ lực đầu tư nắm nguồn hàng, dự trữ hàng hoá thiết yếu phục vụ tết. Tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước, khuyến khích cạnh tranh về giá theo pháp luật đang áp dụng đối với đại bộ phận hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế. Tiếp tục giữ ổn định giá một số vật tư đầu vào quan trọng mà Nhà nước còn định giá đến hết năm 2008, tiến tới thực hiện lộ trình giá thị trường đối với: điện, nước sạch, cước vận chuyển hành khách bằng xe buýt….Kiểm soát chặt chẽ giá của những  loại hàng hoá dịch vụ chi từ  nguồn ngân sách Nhà nước mà Nhà nước đặt hàng phục vụ các chương trình, mục tiêu quốc gia, hàng hoá dịch vụ công ích, hàng còn được trợ cước, trợ giá; các hàng hoá thuộc danh mục đăng ký giá, kê khai giá….

 

            - Thứ tư, Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu để đạt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu tăng trên 25% so với năm 2007, mức nhập siêu không quá 30% kim ngạhc xuất khẩu.

             Bên cạnh việc giảm cầu hợp lý thông qua việc cắt giảm đầu tư công, cắt giảm chi tiêu thường xuyên… Tiếp tục thực hiện kiểm soát và cơ cấu lại hàng hoá nhập khẩu, giảm nhập khẩu nhóm hàng tiêu dùng xa xỉ và các nhóm hàng chưa thực sự cần thiết. Điều chỉnh linh hoạt thuế xuất nhập khẩu khi thị trường thế giới và trong nước cho phép (trước mắt điều chỉnh tăng thuế đối với gia súc và gia cầm nhập khẩu để hỗ trợ phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu Tết).

 Tháo gỡ các khó khăn về vốn, các ách tắc về tín dụng, cải cách thủ tục hành chính để đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng gia tăng tỷ trọng hàng chế biến; giảm chi phí kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường đang nhập siêu, thị trường tiềm năng để tránh sụt giảm lượng hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính.

             - Thứ năm, Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ khác như: Hoàn thiện thể chế, tăng cường quản lý và áp dụng các biện pháp thích hợp để phát triển lành mạnh thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Sắp xếp hợp lý mạng lưới kinh doanh hàng hoá dịch vụ, tránh chồng chéo, vòng vèo đẩy chi phí lưu thông tăng cao. Các Bộ, các Hiệp hội ngành hàng hỗ trợ các DN áp dụng các biện phpá tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc tăng cường quản lý, sử dụng đúng định mức kinh tế – kỹ thuật. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực tiếp chỉ đạo việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống gian lận thương mại, chống đầu cơ nâng giá. Kiểm tra việc đăng ký giá kê, khai giá, niêm yết giá, bán hàng theo giá kê khai, đăng ký và chấp hành các biện pháp bình ổn giá của nhà nước, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh hơn công tác thông tin theo hướng thông tin chính xác, trung thực góp phần làm cho cả hệ thống chính trị, nhà đầu tư trong và ngoài nước hiểu rõ tình hình, đồng thuận, và có niềm tin với chủ trương, chính sách của Nhà nước, ngăn ngừa tác động tâm lý tăng giá và yếu tố kỳ vọng lạm phát./.

(Theo Website TTTC)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!