Từ phía Hiệp hội thẻ, đại diện đơn vị này cho biết đã tập hợp ý kiến các thành viên về kế hoạch thu phí giao dịch tại ATM và báo cáo Ngân hàng Nhà nước ít ngày trước đây. Mức phí dự kiến không thay đổi so với lần đề xuất trước đây, tối thiểu 1.000 đồng cho mỗi lần rút tiền mặt hay chuyển khoản tại ATM.
Ngày 17.11, một đại diện ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận đã nhận được văn bản này. Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, trưởng phòng quản lý thẻ Vietcombank (VCB) - ngân hàng hiện chiếm lĩnh thị phần lớn nhất trong thị trường thẻ cho biết: “Hiệp hội thẻ hiện có 40 ngân hàng. Sau một thời gian thử nghiệm, cân nhắc, thử nghiệm với con số hiện tại cả nước khoảng 12 triệu chủ thẻ, các ngân hàng cũng thấy là đã đến thời điểm cần thu phí”.
Việc thu phí nếu có dự kiến sẽ được VCB thực hiện khi nào?
Bà Hằng nói: “VCB đã không thu phí 6 năm nay. Còn hiện tại thu vào thời điểm nào chúng tôi còn phải chuẩn bị phương án để trình ban lãnh đạo, có thể là tháng 12.2008 nhưng cũng có thể là đầu năm sau. Mức thu dự kiến phí tối thiểu sẽ là 1.000 đồng/một lần giao dịch”.
Việc thu phí giao dịch qua ATM, nên hay không? Mức thu như thế nào? Tôi nghĩ rằng các ngân hàng nên lấy các khoản thu khác để bù cho chi phí lắp đặt, bảo dưỡng máy ATM thay vì thu phí giao dịch. D. Hương |
Xem tiếp |
Đơn cử với VCB, đại diện ngân hàng này tính toán: đến thời điểm này VCB đã phát hành 3 triệu thẻ với 1.100 máy ATM (dự kiến từ nay đến hết quý I/2009 sẽ lắp thêm 440 máy ATM nữa), trong đó chi phí vốn cho mỗi máy vào khoảng 600 triệu đồng; với số dự tài khoản mỗi máy 1 tỷ đồng đã “ngốn” hết của ngân hàng 1.100 tỷ đồng.
“Ngoài chi phí vốn đầu tư máy, chúng tôi còn phải bỏ chi phí thuê địa điểm, thuê cán bộ, tiếp quỹ tiếp tiền, ô tô đi lại...). Trong vòng 10 tháng qua, 5 triệu giao dịch tại các máy ATM của VCB đã “ngốn” của ngân hàng hết 57.000 tỷ đồng - một khối lượng tiền cực kỳ lớn” - Bà Hằng nói.
Ông Lê Đắc Sơn, Tổng giám đốc VPbank cũng bảo vệ ý kiến ngay cả khi đã thu về, phí đó vẫn dưới mức các ngân hàng đã đầu tư. “Ở nước ngoài văn hoá không dùng tiền mặt đã “ngấm” vào máu người dân, qua quá trình 15-20 năm lượng tiền trên tài khoản rất là nhiều còn tại Việt Nam mình, đa phần người ta chỉ dùng thẻ ATM để rút tiền, thậm chí nhiều người nhận lương qua thẻ luôn rút hết”- Ông Sơn nhấn mạnh.
Chủ trương thu phí qua ATM các ngân hàng đã định tiến hành từ 1.7 nhưng vào thời điểm đó đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của công luận, nhất là những khách hàng sử dụng thẻ. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, theo một số ngân hàng, khi áp lực lạm phát đã giảm, đã đến lúc phải tính toán thu phí.
( theo báo lao động )
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com