Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cách nào "tăng lực" cho doanh nghiệp?

Dư luận dường như chỉ đặt ra câu hỏi biện pháp gì của người cho vay (NH) để DN có vốn, mà không đặt câu hỏi DN phải làm gì để tăng năng lực vay vốn và các giải pháp hỗ trợ vĩ mô là gì?

Nguồn vốn được đánh giá là "nút thắt cổ chai" đối với tăng trưởng của các DN, đặc biệt là DN nhỏ và vừa (DNN&V) trong năm 2008. Mức độ tiếp cận vốn phụ thuộc nhiều vào khả năng của chủ thể đi vay (DN). Thế nhưng, dư luận dường như lại chỉ đặt ra câu hỏi biện pháp gì của người cho vay (NH) để DN có vốn, mà không đặt câu hỏi DN phải làm gì để tăng năng lực vay vốn và các giải pháp hỗ trợ vĩ mô là gì?

Tình hình tài chính DN yếu kém

Về vốn tự có của DN VN, theo ông Cao Sĩ Kiêm (Chủ tịch Hiệp hội DNN&V VN), thì trên 200 ngàn DNN&V có 42% vốn điều lệ dưới 1 tỉ đồng, chỉ có 13% số DN có vốn trên 10 tỉ đồng. Với số vốn tự có hạn chế như vậy, nên 90% DN phải tự huy động và vay vốn các nguồn để SX-KD, trong đó 70% DN là phải vay NH.

Thực tế trong thời gian qua, có những DN do quản lý tài chính tốt, ít vay vốn NH vẫn tồn tại và phát triển. Theo đại diện một số cơ quan quản lý nhà nước thì, về phía DN, trong bối cảnh gặp khó khăn nếu DN chưa đủ lực để đầu tư vào những mục tiêu dài hạn thì chọn hướng khác, không phải DN nào cũng đi vay nhiều, hiện có DN còn có tiền cho vay lại. Nhất là những DN có các dự án xây dựng cho thuê nhà, VP, họ chỉ vay lúc đầu, sau thu tiền của người thuê/mua. Những DN này vẫn đủ vốn để hoạt động bình thường, chỉ DN nào kinh doanh BĐS lại quay sang đầu tư cả tài chính mới thua lỗ, thậm chí phá sản.

NH cũng "mở cửa"

Trong cuộc họp với NHNN-chi nhánh Hà Nội vừa qua, đại diện Sở Tài chính HN cho biết: Quan hệ giữa NH và DN hiện không có ách tắc gì lớn. Theo dõi tình hình cho thấy, cơ bản không có vướng mắc về mặt thủ tục vay vốn, chỉ còn một số vấn đề thao tác, kỹ thuật nhỏ về phía NH cần điều chỉnh. Có một số ý kiến là nên có sự nới lỏng điều kiện vay, nhưng cũng cần đặt vấn đề DN phải làm sao để tự đáp ứng yêu cầu của người cho vay vì NH cũng là DN, cũng phải tính đến an toàn cho mình.

Trong một thời gian rất ngắn, khi tốc độ tăng CPI giảm, kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, mặc dù nhiều NHTM vẫn chưa có lãi trong hoạt động tín dụng (do chênh lệch lãi suất (LS) tiền huy động và cho vay quá hẹp), nhưng NHNN cũng vì nền kinh tế mà đã liên tục 2 lần hạ LS cơ bản từ 14% về 12%/năm để "ép" trần LS cho vay xuống và kiên quyết không cho phép các NHTM được thu bất cứ loại phí nào.

Bản thân các NHTM cũng có rất nhiều cố gắng, tiết giảm chi phí tối đa để tạo điều kiện hạ LS cho vay. Đầu quý III, mới chỉ có một số đối tượng DN được ưu tiên tài trợ hỗ trợ vốn; nhưng đến nay, hầu hết các đối tượng khách hàng đều đã được xem xét cho vay nếu đủ điều kiện.

Việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính quá sâu vào các quyết định kinh doanh của các NHTM có thể làm méo mó hiệu quả phân bổ nguồn vốn. Những khó khăn năm 2008 cũng là một sự sàng lọc các DN làm ăn có hiệu quả.
 
Theo dự kiến của Cục Thuế HN thì năm 2008 và năm 2009, sẽ có sự phân hoá quyết liệt về DN ngoài quốc doanh, chỉ những DN thành lập và phát triển trên nền tảng là những tiềm năng thực tế của mình sẽ phát triển, những DN không có định hướng phát triển vững chắc, kinh nghiệm quản lý yếu, làm ăn chụp giật sẽ bị phân hoá và loại trừ ra khỏi môi trường kinh doanh.

Không thể thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ

Theo ý kiến của nhiều đại diện Hiệp hội DN, việc DN khó tiếp cận vốn (hay chưa muốn vay vốn) hiện không phải do các thao tác của NH gây ra. Vấn đề cần tháo gỡ bây giờ là cung-cầu của nền kinh tế vĩ mô, cần phải kích thích bán sản phẩm, tăng tiêu dùng. Vấn đề này không thuộc về phía DN hay NH.

Sự hỗ trợ của Nhà nước về các nguồn lực, giải pháp quản lý tuy đã có, nhưng chưa có những tác động mang tính đột phá, hiệu quả đặc biệt đối với các DN ngoài quốc doanh. Việc tiếp cận các nguồn lực phát triển sản xuất như vốn, lao động, đất đai chưa thực sự bình đẳng, gây khó khăn cho công tác quản lý và khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh phát triển.
 
Sở Giao dịch NH Công Thương VN kiến nghị: "Nhà nước điều chỉnh linh hoạt giá cả các mặt hàng thiết yếu, phù hợp với thực tế trong nước và diễn biến thị trường thế giới. Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động và hạn chế dần ưu đãi đối với các tập đoàn, TCty lớn, các DN này sử dụng nguồn ngân sách rất lớn nhưng hiệu quả hoạt động thấp, đóng góp tăng trưởng GDP thấp so với tỉ lệ vốn đầu tư. Tránh tình trạng độc quyền trong các lĩnh vực ngành nghề chủ chốt của nền kinh tế". Ý kiến về các quỹ bảo lãnh tín dụng và các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ cũng được nhiều DN và NH nêu ra.

Ông Vũ Duy Thái - Chủ tịch Hiệp hội Công Thương TP.HN - đề nghị Chính phủ nên sớm triển khai các biện pháp hỗ trợ thị trường, xem xét lại chính sách thuế, nếu vì lý do gì mà chưa miễn - giảm thuế để hỗ trợ DN vượt qua khó khăn trong năm 2008 thì cũng không nên làm tăng thêm chi phí cho DN như tăng thuế nhập khẩu (đánh vào ôtô, xe máy, bông xơ và nguyên liệu khác), tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu nội..., phí và lệ phí đánh vào người sử dụng phương tiện giao thông...

Cũng theo ông Thái: "Vì kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước luôn là định hướng chiến lược mang tầm quốc gia, các DN thường dựa vào đấy để XD kế hoạch kinh doanh của đơn vị mình, nên định hướng phát triển và các chỉ tiêu kinh tế nêu ra cần cân nhắc kỹ, có dự báo được những biến động của tương lai để có tính khả thi cao, kẻo "sai một ly đi một dặm"!


( theo báo lao động )

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Ngân hàng lại đòi thu phí ATM
  • Thử hình dung bức tranh tiền tệ cuối năm
  • 3 giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài
  • Cách nào mở rộng “cửa” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp?
  • Gỡ khó cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát
  • Sẽ công bố lý do DN không đủ điều kiện vay vốn
  • Làm gì để tiếp sức cho doanh nghiệp?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!