Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp “nghiến răng” nhận vốn đắt

 Bỏ mặc trần lãi suất tối đa 12%/năm, lãi vay tiền đồng trên thị trường ngân hàng rập rình vượt ngưỡng 20%/năm cho thấy những tín hiệu thắt chặt tiền tệ bắt đầu gây ra tác động lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Đừng nói "chính danh"

“Chính danh ngôn thuận chúng tôi vẫn được vay với lãi suất 12%/năm song thực tế phải chịu thêm nhiều khoản phụ phí khác khiến lãi suất bị đẩy lên tới 16-17%/năm khi vay vốn ở các NHTM cổ phần” – Chủ tịch HĐQT Cty CP chăn nuôi chế biến và xuất nhập khẩu (Aprocimex), ông Đoàn Trọng Lý - phân trần khi nói đến cuộc săn tìm nguồn vốn đầu tư cho năm 2010.

Song ông Đoàn Trọng Lý cũng cho rằng, Aprocimex còn may mắn hơn nhiều DN khác khi phải chạy vạy vay vốn ngoài thị trường đen với lãi suất lên tới 3%/tháng, tương đương 36%/năm.

Có một điều trái ngược theo như phản ánh của các DN, đặt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cao cho năm 2010 song lại cắt giảm tăng trưởng kinh tế khiến ngay cả các DN có uy tín cũng gặp khó khăn trong tìm kiếm nguồn vốn chứ chưa nói đến các DN nhỏ không có điều kiện tiếp cận vốn vay ngân hàng.
 
“Với lãi vay như vậy, cái khó bây giờ là các DN phải làm gì ra lợi nhuận tối thiểu 20%/năm nhằm đảm bảo vừa trả lãi ngân hàng, vừa nuôi cán bộ công nhân viên, phục vụ khấu hao và tích lũy” – ông Lý lo lắng.

Phản hồi trước các thông tin đăng tải trên Lao Động về việc lãi vay VND đang dần chạm mức 20%/năm, nhiều ý kiến còn cho rằng, thực tế lãi suất cho vay được một vài các NHTM cổ phần chào mời còn cao hơn hẳn mức này. Thậm chí một khách hàng còn cho biết nhận được các tờ rơi quảng cáo cho vay tiêu dùng với lãi suất “ưu đãi” dành cho cán bộ công nhân viên lên tới 22%/năm.

Một câu hỏi được đặt ra, nếu không thuộc nhóm khách hàng “ưu đãi”, lãi suất thực tế sẽ còn lên đến mức nào (?). Một DN hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp tiết lộ, chỉ còn có thể hy vọng tìm kiếm nguồn vốn giá rẻ ở các NHTM quốc doanh có nguồn vốn dồi dào. Còn tại các NHTM cổ phần, điều này là rất khó khăn bởi bản thân NH cũng không huy động được vốn từ người dân hoặc phải huy động với lãi suất cao.

Miếng bánh nhỏ lại

Việc giảm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 xuống chỉ còn 25% được ví như miếng bánh vẫn phải chia đủ phần nhưng đã bị thu nhỏ lại và khiến lãi suất ngày càng tăng cao. Các NHTM được cho sẽ cơ cấu lại tín dụng cho cả năm và một nhóm khách hàng hay DN theo đó sẽ bị đưa ra khỏi danh sách vay.

Chủ tịch HĐQT HDBank – ông Nguyễn Hữu Thành - nhận định, việc HDBank cũng như các NHTM khác giảm tỉ lệ tăng trưởng tín dụng theo mức tăng chung mà NHNN đưa ra cho năm 2010 (25%) dĩ nhiên sẽ khiến các DN gặp khó khăn hơn về nguồn vốn sản xuất. Song cũng có ý kiến cho rằng, việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống còn 25% của NHNN là một giải pháp mở chứ không đóng cứng và buộc các NH phải giữ tăng trưởng ở mức 25%.

“Cần phải hiểu là quy mô của VIB cũng như nhiều NHTM khác đã được tăng lên sau năm 2009 nên tốc độ tăng trưởng tín dụng dù bị kéo xuống, nhiều NH vẫn có đủ khối lượng tín dụng để đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của khách hàng” – TGĐ Ân Thanh Sơn của VIB - khẳng định. Ngược với mức chênh chung toàn ngành ngân hàng giữa tăng trưởng tín dụng với huy động vốn tới 9%, tăng trưởng huy động vốn của VIB trong năm 2009 lên tới 45% trong lúc tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 38%.

Khó khăn trong huy động vốn hoặc phải huy động với lãi suất cao là nguyên nhân trực tiếp nhất đẩy lãi suất cho vay tiền đồng lên cao tính từ tháng cuối năm 2009 đến nay. Song ông Nguyễn Hữu Thành nhìn nhận đây như khó khăn chung của toàn ngành chứ không của riêng NH nào.

“Tôi cho rằng, khó khăn này cũng chỉ là tạm thời đi theo chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN và trong thời gian tới, hy vọng NHNN sẽ có chính sách để các NH có thể huy động được vốn trong dân với một mức lãi suất phù hợp” – ông Thành nói.
 
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc phá bỏ trần lãi suất theo cơ chế lãi suất cơ bản và tăng cường cung tiền vào thị trường sẽ rộng cửa cho nguồn tiền huy động vào ngân hàng và giải bài toán thiếu vốn của các NH hiện nay. Song quyết định lại không phải chỉ của riêng NHNN./.

( Lao Động)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Về tình hình tài chính và kết quả kiểm toán tại SCIC
  • Kỳ vọng ở “vốn nội”
  • Việt Nam phải tạo nên một câu chuyện hấp dẫn
  • Áp dụng Luật Phá sản với các tổ chức tín dụng
  • Thu hút thêm khoảng 55,6 triệu usd từ 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
  • Quỹ Hỗ trợ sinh viên VN
  • Kinh tế, tài chính trong nước ngày 21/01/2010
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có 2 mã số thuế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!