Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗi lo nợ quá hạn

Nhà đầu tư trên thị trường mấy hôm rồi bàn tán về việc tổng công ty tài chính cổ phần dầu khí (PVFC) không trích lập rủi ro tín dụng các khoản nợ quá hạn của các công ty thuộc tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin).

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán 2009 công bố ngày 19.3 trên website của PVFC, tổng dư nợ tín dụng PVFC đã cấp cho một số công ty thuộc Vinashin hơn 1.853 tỉ đồng, trong đó có 1.305 tỉ đồng là nợ quá hạn thanh toán. Kiểm toán viên của Deloite, đơn vị kiểm toán lưu ý rằng, các khoản nợ quá hạn thanh toán không được xếp vào hạng nợ xấu và do vậy không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, theo một văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước về việc “Xem xét khoanh và cơ cấu lại các khoản nợ cũ của Vinashin, chưa đưa vào nợ xấu để tiếp tục cho Vinashin vay vốn thực hiện các hợp đồng đã ký kết”.

Chủ nợ PVFC chắc không đến nỗi quá lo lắng không thu hồi được nợ khi đã có văn bản chỉ đạo của Nhà nước. “Con nợ không trả được nợ thì chủ nợ phải gánh chịu. Nhưng xét về mặt vận hành, chi tiêu ngân sách, thì Chính phủ không thể đứng ra trả nợ cho Vinashin được”, một chuyên gia tài chính nhận xét. Về góc độ một định chế tài chính chuyên đi huy động và cho vay, khi một khoản nợ đáo hạn không thấy hoàn trả sẽ được đưa vào nợ xấu và phải theo quy định trích lập dự phòng. Ngoài ra, còn phải xem khoản vay đó có tài sản đảm bảo hay không, và nếu tài sản có sự sụt giảm giá trị thì đưa đến tổn thất cho PVFC như thế nào.

Việc không trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên của PVFC, theo ThS Lê Đạt Chí, giảng viên trường đại học Kinh tế TP.HCM, cho thấy đã không phản ánh đầy đủ giá trị tài sản, và một khi tài sản không được phản ánh đầy đủ thì sẽ ảnh hưởng méo mó đến kết quả kinh doanh năm 2009 của PVFC. Nếu thực hiện việc phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chỉ cần xếp hơn 1.300 tỉ đồng kể trên vào nợ cần chú ý, loại có mức trích lập dự phòng thấp nhất, thì PVFC sẽ phải trích lập thêm 65 tỉ đồng. Còn nếu ở dạng nợ có khả năng mất vốn, thì doanh nghiệp này sẽ phải trích lập dự phòng 100%.

Với cổ đông PVFC, khoản nợ trên có thể không đáng lo. Song họ vẫn phải theo dõi khoản nợ này cho đến khi nó được trả hoặc hạn chế rủi ro bằng các nghiệp vụ tài chính theo đúng quy định về chế độ kế toán.

(Theo Vĩnh Bình // SGTT Online)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Đề xuất lập “SCIC” của Hà Nội
  • Muốn tăng trưởng 6,5% phải chấp nhận lạm phát 9-10%
  • Chỉ số giá tiêu dùng 2010 khó thấp hơn 7%
  • Huy động vốn quý I tăng 1,45%
  • Năm hạn chế trong tăng trưởng
  • TP Hồ Chí Minh: Quý I GDP tăng 11%
  • KPMG: Cần tăng vốn cho cơ sở hạ tầng bên cạnh gói kích cầu
  • Vốn ngân hàng đang thuận hay đang khó?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!