Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thủ tục phá sản của tổ chức tín dụng đòi hỏi quy trình chặt chẽ

Cũng giống các doanh nghiệp khác, thủ tục phá sản áp dụng đối với tổ chức tín dụng (TCTD) lâm vào tình trạng phá sản gồm 4 bước: Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; phục hồi hoạt động kinh doanh; thanh lý tài sản, các khoản nợ và tuyên bố phá sản. Tòa án nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với TCTD.

 Việc phá sản TCTD cần được thực hiện một cách thận trọng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước - Ảnh minh họa

Đó là một trong những nội dung của Nghị định 05/2010/NĐ-CP ngày 18/1/20010 quy định việc áp dụng Luật Phá sản đối với các TCTD.

Việc phá sản TCTD có ảnh hưởng rất lớn đến những người gửi tiền, đặc biệt người gửi tiền cá nhân, với số lượng đông đảo, do đó cũng có thể ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế-xã hội của quốc gia. Vì vậy, việc phá sản các TCTD đòi hỏi phải có quy trình đặc biệt để đảm bảo được quyền lợi của người gửi, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và phải được xem xét, xử lý hợp lý để tránh ảnh hưởng, tác động dây chuyền đến các tổ chức tín dụng khác, ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống tổ chức tín dụng.

Điều kiện xác định TCTD lâm vào tình trạng phá sản là TCTD không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có văn bản không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt thì được coi là lâm vào tình trạng phá sản.

Trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản về việc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán đối với tổ chức tín dụng, sau khi mở thủ tục phá sản, Thẩm phán quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản, các khoản nợ và tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản mà không áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.

Những người có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm: Chủ nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần của TCTD; người lao động làm việc trong TCTD; chủ sở hữu của TCTD nhà nước, cổ đông của TCTD cổ phần.

Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy TCTD lâm vào tình trạng phá sản, NHNN và các cơ quan có liên quan theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ thông báo bằng văn bản cho những người nêu trên biết để họ xem xét việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cơ quan thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông báo đó.

Ngoài ra, đại diện hợp pháp của TCTD có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy tổ chức mình lâm vào tình trạng phá sản.

Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án phải thông báo cho NHNN biết. Tiếp đó, chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, NHNN phải có văn bản về việc có hoặckhông áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD hoặc chấm dứt áp dụng kiểm soát đặc biệt.

Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản khi có đủ 2 điều kiện: NHNN đã có văn bản về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán của TCTD và TCTD vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phụ trách việc phá sản ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của TCTD lâm vào tình trạng phá sản.

Mọi hoạt động kinh doanh của TCTD sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản được tiến hành dướisự giám sát, kiểm tra của Thẩm phán và Tổ quản lý, thanh lý tài sản.

Trường hợp TCTD đã được NHNN đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc áp dụng biện pháp phục hồi khả năng thanh toán nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Tòa án quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của TCTD mà không triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét áp dụng thủ tục phục hồi.

Thực tế xử lý các TCTD gặp khó khăn vừa qua cho thấy việc phá sản TCTD cần được thực hiện một cách thận trọng, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan nhà nước trong quá trình phát hiện, xử lý TCTD ngay từ khi đơn vị đó bắt đầu gặp khó khăn.

 

(Theo Tuấn Khang // Tin Chính phủ // Nghị định 05/2010/NĐ-CP)

  • Kết luận từ Thanh tra Chính phủ: Nhiều sai phạm tại Kho bạc Nhà nước
  • “Siêu tổng công ty” đang ngắm cổ phiếu ngân hàng nào?
  • WB cho Việt Nam vay ưu đãi 876 triệu USD
  • Tổng kết Dự án Tài chính nông thôn III WB tài trợ cho Việt Nam
  • Nợ xấu của các ngân hàng tại Hà Nội có xu hướng tăng
  • Không quá lo lạm phát
  • Hơn 9.000 tỷ đồng phát triển thương mại nông thôn
  • Doanh nghiệp “nghiến răng” nhận vốn đắt
  • Về tình hình tài chính và kết quả kiểm toán tại SCIC
  • Kỳ vọng ở “vốn nội”
  • Việt Nam phải tạo nên một câu chuyện hấp dẫn
  • Áp dụng Luật Phá sản với các tổ chức tín dụng
  • Thu hút thêm khoảng 55,6 triệu usd từ 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!