Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xem lại quyền hạn của Hiệp hội Lương thực Việt Nam


Phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc chiều 12/5.

"Bộ Nội vụ, Bộ Công Thương đã không làm đầy đủ trách nhiệm  khi phê duyệt Điều lệ của Hiệp hội Lương thực Việt Nam", Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội, ông Trần Thế Vượng cho biết.

Vai trò của Hiệp hội Lương thực Việt Nam trong điều hành xuất khẩu gạo là “kiến nghị đã được giải quyết nhưng cử tri không đồng tình” điển hình được nêu tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ sáu.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về báo cáo này tại phiên họp thứ 31, chiều 12/5.

Theo kết quả giám sát, trong điều lệ được phê duyệt, Hiệp hội lương thực Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn không phù hợp với quy định tại điều 9, Luật Thương mại như: hướng dẫn giá các loại gạo xuất khẩu; tổ chức thực hiện việc đăng ký, thống kê xuất nhập khẩu; hướng dẫn và điều hành xuất nhập khẩu mặt hàng gạo.

Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam đã ra quyết định ban hành quy chế đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo. Đây là văn bản thể hiện hoạt động quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu gạo, đối tượng điều chỉnh không chỉ là thành viên Hiệp hội mà bao gồm tất cả các thương nhân tham gia xuất khẩu gạo và cơ quan nhà nước.

Cũng do Hiệp hội ban hành là Quy chế thực hiện Hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung (hợp đồng Chính phủ). Quy chế này giao cho Thường trực Hội đồng quản trị được quyền phân bổ số lượng gạo xuất khẩu theo Hợp đồng Chính phủ cho các hội viên của Hiệp hội. Trong khi đó Hội đồng Quản trị lại có văn bản quy định về điều kiện kết nạp hội viên mà theo đó đã làm hạn chế các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội, tham gia xuất khẩu gạo theo hợp đồng tập trung.

Ban Dân nguyện của Quốc hội đã đề nghị Bộ Công thương và các cơ quan hữu quan “cần quan tâm, nghiên cứu” những vấn đề nêu trên khi xây dựng dự thảo Nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo. Đề nghị  Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét lại quyết định phê duyệt Điều lệ Hiệp hội lương thực Việt Nam bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng tình với kết quả giám sát, đại diện Bộ Công Thương cho biết tại dự thảo nghị định về kinh doanh xuất khẩu gạo sắp được ban hành, một số vấn đề giám sát chỉ ra đã được tiếp thu.

Theo kết quả giám sát, tính đến ngày 10/5/2010, các cơ quan có trách nhiệm đã nghiên cứu và trả lời 1.170 kiến nghị của cử tri do Ủy ban thường vụ Quốc hội chuyển đến. Bên cạnh những kiến nghị được giải quyết kịp thời thì “việc trả lời và thông báo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri, nhiều bộ, cơ quan ngang bộ còn chậm, một số văn bản trả lời còn có nội dung chưa được cử tri và đoàn đại biểu Quốc hội đồng tình”.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên gợi ý “nên chăng chỉ rõ nhưng địa chỉ chưa làm tốt, nếu cần thì công  khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho cử tri cả nước giám sát”.

(Theo Nguyên Bình // Vneconomy)

  • Giải tỏa nỗi lo thiếu điện ngay trong tháng Năm!
  • Cảnh báo làn sóng đầu tư thủy điện vừa và nhỏ
  • Sẽ lập Quỹ bảo trì đường bộ
  • Dự án Luật Tố tụng hành chính: Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính
  • Luật Cán bộ, Công chức: Đổi mới chế độ công vụ
  • Cơ chế phát huy sức mạnh của hơn 20 nghìn cán bộ y tế cả nước
  • Nhiều giải pháp ổn định kinh tế, không để lạm phát
  • Thiếu điện, tiết kiệm vẫn là một giải pháp tối ưu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Giáo sư Trần Văn Thọ: Một tiếp cận khác về chiến lược phát triển 2011-2020
  • Tái cấu trúc nền kinh tế: Đơn đã kê, bệnh nhân có chịu uống thuốc?
  • Thế giới nhìn nhận, đánh giá về triển vọng môi trường kinh doanh của Việt Nam
  • Quan điểm chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam đến 2020
  • Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015: Tập trung huy động vốn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế
  • Quy hoạch chung Thủ đô: 90 tỷ USD cho hạ tầng có khả thi?
  • Phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam: Thực trạng và triển vọng
  • Ts.Trần Công Hòa: Kinh tế Việt Nam 2010 - Một số khuyến nghị
  • Nóng hầm hập: Nhập siêu - Bội chi ngân sách - Chính sách tiền tệ
  • Bàn về cải cách cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế
  • Việt Nam 2009: Các chỉ số kinh tế và bốn hạn chế từ góc nhìn thống kê
  • Kinh tế Việt Nam 2009 và một vài suy nghĩ về nhận thức luận chuyển đổi