Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Máy phát hiện độc tố giá rẻ

Đó là bộ kit dùng phát hiện nhanh độc tố nấm, chất kích thích tăng trưởng, dư lượng thuốc trừ sâu... trong thực phẩm, nông sản với thời gian ngắn, giá thành rất rẻ

Các nhà nghiên cứu thuộc Công ty Innotech (thuộc Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHBI) – Khu Công nghệ cao TPHCM) vừa chế tạo thành công bộ kit phát hiện nhanh độc tố nấm và chất kích thích tăng trưởng, dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm và các loại nông sản.


Ông Trịnh Minh Hiếu đang giới thiệu về bộ sản phẩm thử độc tố nấm. Ảnh: H.TRUNG

Cho kết quả sau 1-2 giờ

Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như ở nước ta, các loại thực phẩm, nông sản rất dễ bị các loại vi sinh vật và nấm mốc xâm nhập. Người ta ước tính có khoảng 30%-40% số loài nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố. Tất cả các chất độc do nấm mốc sinh ra đều gọi chung là độc tố nấm (mycotoxin). Các độc tố này có nhiều trong các loại lương thực, thực phẩm như gạo, bắp, đậu phộng, đậu nành, bột mì, các loại thức ăn chăn nuôi... Độc tố nấm gây hại cho con người và vật nuôi ở nhiều mức độ, nặng có thể gây tử vong.

Hiện nay, để phát hiện độc tố nấm, các doanh nghiệp chủ yếu đang sử dụng các phương pháp kiểm tra là soi màu, định tính bằng mắt hoặc phỏng đoán... Hầu hết các phương pháp này dựa trên cảm tính, chưa có tính khoa học. Khi thật sự cần có kết quả chính xác thì doanh nghiệp phải gửi mẫu đến các trung tâm phân tích để kiểm tra. Tuy nhiên, cách này tốn thời gian chờ kết quả phân tích lâu, từ 7-10 ngày, chi phí cao đến vài trăm ngàn đồng...

Chỉ 50.000 đồng cho 80 lần thử

Cấu tạo của bộ kit khá đơn giản, gồm: một bản nhựa trên đó có 96 lỗ gọi là các giếng nhựa được phủ cố định kháng thể đặc hiệu trên bề mặt; một hũ đựng cộng hợp enzyme, cộng hợp này có khả năng liên kết với kháng thể; một lọ dịch rửa và một lọ cơ chất B là chất hiển thị màu... Sản phẩm này sử dụng phương pháp phân tích ELISA dựa trên phản ứng trực tiếp giữa kháng nguyên và kháng thể. Khi sử dụng, chỉ việc bỏ mẫu thử đã nghiền nhỏ vào các giếng nhựa, thực hiện các thao tác như hướng dẫn. Sau khi phản ứng hoàn tất sẽ xuất hiện màu sắc trên các giếng thử. Dựa vào màu sắc này ta có thể nhận biết được lượng độc tố nhiều hay ít. Nếu màu xanh càng nhạt, chứng tỏ độc tố càng nhiều, màu xanh càng đậm, độc tố càng ít.

Ông Trịnh Minh Hiếu, Giám đốc Công ty Innotech, cho biết thêm đây là sản phẩm đầu tiên của VN về lĩnh vực này. Qua quá trình khảo sát, so với sản phẩm của nước ngoài, chất lượng và hiệu quả của bộ kit này tương đương nhưng giá lại rẻ hơn 1/2. Mỗi bộ kit như vậy có giá chỉ từ 45.000 đồng – 50.000 đồng, dùng được từ 70-80 lần.

Một ưu điểm nữa của bộ kit là do dễ thao tác nên không đòi hỏi người thực hiện có trình độ chuyên môn cao, vì thế sản phẩm dễ dàng được sử dụng bởi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và thậm chí cả người tiêu dùng thông thường. Để nghiên cứu ra bộ kit này, các nhà khoa học đã phải làm việc trong vòng 2 năm. Ngoài độc tố nấm, bộ kit còn có thể phát hiện chất kích thích tăng trưởng, dư lượng thuốc trừ sâu... với thời gian và hiệu quả tương tự. Sản phẩm này sẽ đưa vào sản xuất số lượng lớn trong năm 2010.

(Theo Thanh Lê // Nguoilaodong Online)

  • Robot phun thuốc cho cây trồng
  • Nuôi cấy thành công tế bào nhung hươu
  • Chế tạo ni-lông từ khoai mì
  • Làm vữa bê tông từ bùn thải công nghiệp
  • Chế tạo thành công máy bay quan trắc môi trường
  • Phát hiện ô nhiễm nước chỉ sau 2 phút
  • Vì sao ta tôn trọng người lớn tuổi ?
  • Biến rác lốp xe thành vật liệu xây dựng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị