Lần đầu tiên các nhà khoa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TPHCM đã thu nhận và nuôi cấy thành công tế bào từ mô nhung hươu sao (Cervus Nippon). Thành công này đã mở ra hướng ứng dụng mới trong y học và mỹ phẩm.
Các nhà khoa học đang xem xét quá trình chuyển động của tế bào nhung hươu.
Ảnh nhỏ: Mô tế bào nhung hươu
Tái sinh nhung hươu
Từ năm 2007, nhóm các nhà khoa học của bộ môn sinh lý học và công nghệ sinh học động vật phòng thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này. Tháng 3-2008, những mẫu mô nhung hươu đầu tiên ở trại nuôi hươu Trị An – Đồng Nai được đưa về phòng thí nghiệm để tiến hành nghiên cứu tạo tế bào gốc từ nhung hươu sao.
Từ mẫu mô gốc này, saugần 2 năm nghiên cứu, đến tháng 8-2009, cử nhân Nguyễn Ngọc Như Băng đã thu nhận và biệt hóa được các tế bào giống tế bào gốc từ nhung hươu sao.
Nhung hươu được xem là một loại dược liệu quý. Thành phần hóa học của nhung hươu bao gồm protein (52,5%), chất khoáng (34%), nước (1%), chất béo (2,5%). Đặc biệt, ở nhung hươu chứa tới 19 loại amino acid. Ngoài ra, nhung hươu còn chứa các hormone tăng trưởng. Vì vậy nhung hươu được dùng kết hợp với các vị thuốc y học cổ truyền nhằm mục đích phục hồi và tăng cường sức khỏe. |
Để được kết quả này, các nhà khoa học đã phải nghiên cứu tạo ra quy trình xử lý và nuôi cấy tế bào nhung hươu bằng rất nhiều công đoạn, từ mẫu mô đầu tiên đưa qua xử lý đến tách tế bào đơn, rồi mới đến quá trình nuôi cấy. Thực hiện quá trình nuôi cấy sau 48 giờ, các tế bào nhung hươu đã bám dính nhiều vào bề mặt nuôi cấy.
Nhưng bên cạnh đó, một số tế bào chết do không thể phục hồi tổn thương gặp phải trong quá trình thu nhận trôi nổi lơ lửng trong môi trường nuôi cấy. Lúc này, môi trường nuôi cấy cũ phải được đổ bỏ và thay thế bằng môi trường mới tốn rất nhiều công sức.
Sau 7 ngày nuôi cấy, các tế bào nhung hươu hợp dòng, bám đều và trải rộng trên bề mặt nuôi cấy. Khi lượng tế bào nhung hươu chiếm khoảng 70% – 80% diện tích bề mặt nuôi cấy, thao tác cấy chuyền được thực hiện để cung cấp chất dinh dưỡng cũng như không gian cho các tế bào này tiếp tục phát triển.
Ứng dụng vào thực phẩm chức năng
Các tế bào nhung hươu sao thu nhận được biểu hiện đặc tính của tế bào gốc trung mô: Có khả năng biệt hóa thành tế bào xương và tế bào mỡ khi nuôi cấy trong môi trường có bổ sung các nhân tố cảm ứng thích hợp. Đề tài đã được Hội đồng Khoa học Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM đánh giá xuất sắc. Tháng 1-2010, Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM đã chính thức chọn đề tài này làm vườn ươm để tài trợ kinh phí cho nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển và triển khai ứng dụng trong thực tế.
TS Lê Thanh Hưng, phó trưởng bộ môn sinh lý học và công nghệ sinh học động vật Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết sau thành công này sẽ thử nghiệm sử dụng nhung hươu tạo một số dạng thực phẩm chức năng. Trước mắt, thử nghiệm tạo một số dạng sản phẩm có bổ sung nhung hươu như rượu, nước ngọt, viên nang.
Khảo sát tác dụng của rượu thuốc nhung hươu lên các chỉ số sinh lý máu chuột nhắt trắng để tiến đến ứng dụng rộng rãi cho các sản phẩm thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Thạc sĩ Phan Kim Ngọc, Trưởng Phòng Thí nghiệm nghiên cứu và ứng dụngtế bào gốc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, nói: “Hy vọng thành quả này sẽ giúp mọi người tiếp xúc dễ dàng hơn với nguồn dược liệu quý”.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com