Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Robot phun thuốc cho cây trồng

Mô hình robot phun thuốc cho cây trồng đầu tiên ở nước ta được các sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TPHCM nghiên cứu, thiết kế nhằm giúp giảm lao động thủ công, bảo vệ nông dân khỏi những tác hại từ hóa chất

Tác giả của robot phun thuốc cho cây trồng là một nhóm sinh viên thuộc Khoa Cơ khí Công nghệ - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, gồm Nguyễn Văn Phú, Mai Quốc Việt,Đỗ Đông Hùng, Võ Văn Hiếu, Trần Công Văn.

Thử nghiệm cho robot phun thuốc tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

Dễ điều khiển

Theo nhóm tác giả, trong quá trình sản xuất nông nghiệp hiện nay, việc phun thuốc trừ sâu cho cây trồng vẫn được thực hiện trực tiếp bởi nông dân khiến họ phải thường xuyên tiếp xúc với các loại thuốc độc hại, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Ngoài ra, do được pha chế và ước lượng một cách cảm tính và thủ công nên tình trạng thuốc trừ sâu được phun dư thừa rất phổ biến, gây ô nhiễm môi trường và gây hại đến các sinh vật khác. Từ đó, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu một robot có thể thay thế con người phun thuốc cho cây trồng.

Robot này có khả năng thực hiện việc pha chế liều lượng một cách chính xác và phun thuốc tự động hoàn toàn theo chương trình lập sẵn, giúp con người không phải tiếp xúc trực tiếp với thuốc. Khi hoạt động, robot có thể tự chạy theo hành trình, di chuyển dọc theo luống cây để phun đều cho các cây khi nó đi qua. Robot còn có thể được cài đặt để chỉ phun ở một số vị trí cần thiết được chỉ định trước.

Robot cũng có thể chạy ở chế độ điều khiển bằng tay. Khi đó, người dùng sẽ đứng ở xa và điều khiển robot thông qua giao diện máy tính để phun thuốc cho cây trồng theo ý mình.

Điều đặc biệt là giao diện điều khiển robot được các tác giả thiết kế rất dễ sử dụng, hiển thị hoàn toàn bằng tiếng Việt, có thể điều chỉnh tùy theo yêu cầu của người sử dụng. Trong tất cả các trường hợp, khi robot hoạt động, con người dù không trực tiếp tham gia nhưng vẫn có thể theo dõi công việc của robot thông qua các thông số được hiển thị trên màn hình máy tính.


Nhóm tác giả chế tạo robot phun thuốc cho cây trồng

Chi phí chỉ 5 triệu đồng

Theo Mai Quốc Việt, thành viên nhóm nghiên cứu, qua quá trình tìm hiểu, được biết ở nước ta hiện chưa có công trình nghiên cứu nào về robot phun thuốc sinh học cho cây trồng. Do thấu hiểu những vất vả của người nông dân nên nhóm quyết tâm thực hiện công trình này. Mô hình được thiết kế với chi phí chỉ 5 triệu đồng. Robot gồm có các thành phần như: cánh tay robot, các cảm biến, bộ điều khiển, máy tính, các phần mềm... Robot đã được cho chạy thử nghiệm tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM và đạt được kết quả khả quan. Hiện nay, robot có thể được sử dụng trong việc phun thuốc cho cây giống trồng trong nhà kính.

Nhóm tác giả cũng cho biết thêm hướng sắp tới sẽ phát triển robot thành một dạng robot thông minh, có thể tự nhận biết cây trồng nào, khu vực nào đang bị sâu bệnh, thiếu nước hay cần được chăm sóc để báo về trung tâm và yêu cầu xử lý. Để làm được việc này, robot cần được trang bị hệ thống cảm biến về màu sắc, chuyển động, hình ảnh... để thu nhận thông tin và báo về máy tính trung tâm, máy tính sẽ xử lý và phát tín hiệu cần phun thuốc tại vị trí nào, liều lượng ra sao... để vòi phun tự thực hiện mà không cần đến điều khiển của con người. Nhóm cũng rất mong sẽ có điều kiện hoàn thiện robot một cách tốt nhất để đưa vào áp dụng thực tế trong sản xuất nông nghiệp.

(Bài và ảnh: Thanh Lê   // Nguoilaodong Online)

  • Nuôi cấy thành công tế bào nhung hươu
  • Chế tạo ni-lông từ khoai mì
  • Làm vữa bê tông từ bùn thải công nghiệp
  • Chế tạo thành công máy bay quan trắc môi trường
  • Phát hiện ô nhiễm nước chỉ sau 2 phút
  • Vì sao ta tôn trọng người lớn tuổi ?
  • Biến rác lốp xe thành vật liệu xây dựng
  • Công nghệ theo túi tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Lật lại hồ sơ tên miền của 8 website nổi tiếng
  • 10 năm tụt hậu và giấc mơ công nghệ cao
  • Chính sách hỗ trợ đầu tư R&D của Hàn Quốc
  • Khác biệt giữa Obama và Romney về Chính sách KH&CN
  • Sự khác biệt giữa quỹ khoa học quốc gia Mỹ và Việt Nam
  • Bí quyết: Mười nguyên tắc vàng cần áp dụng khi xảy ra động đất
  • Giải mã hiện tượng người bỗng dưng... bốc cháy
  • Luật sư Ý bị bác yêu cầu đòi 5,2 triệu Euro từ Vietnam Airlines
  • GPMB tại đường Lạch Tray, Hải Phòng: 5 năm vẫn ngổn ngang
  • Chúa là không cần thiết cho cuộc đại thiết kế vũ trụ?
  • Vì sao nhà phát minh không thể trở thành tỉ phú?
  • Giải Nobel và những con số thú vị