Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Bẫy" đấu thầu giá rẻ

“Bẫy” đấu thầu giá rẻ không chỉ xuất phát từ nhà thầu nước ngoài mà còn từ cả cơ chế, năng lực, trình độ của phía Việt Nam.

TS Nguyễn Thành Sơn - TGĐ Công ty năng lượng Sông Hồng - là người từng trực tiếp soạn thảo các báo cáo đầu tư, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu, tham gia chấm thầu, đàm phán hợp đồng có liên quan đến việc triển khai các dự án điện Na Dương, Cao Ngạn, Cẩm Phả của Tập đoàn than - khoáng sản VN (TKV) và từng làm TGĐ Công ty cổ phần nhiệt điện Cẩm Phả đã chia sẻ những “kinh nghiệm xương máu” trước nhà thầu Trung Quốc.

TS Nguyễn Thành Sơn phân tích: Trong các hồ sơ dự thầu của mình, các nhà thầu (kể cả các nhà thầu thuộc các nước G8) cũng sẵn sàng đưa ra các “bẫy” ở mọi nơi. Nhiều nhà thầu sau khi mua hồ sơ mời thầu do phía chủ đầu tư (CĐT) VN phát hành, họ thành lập một tiểu ban gồm các chuyên gia về kỹ thuật, kinh tế và luật để nghiên cứu rất kỹ hồ sơ mời thầu nhằm tìm ra các chỗ “hớ” để sau đó khôn khéo “cài bẫy” trong hồ sơ đấu thầu.

Lỗ hổng từ cơ chế

* Lỗ hổng trong hồ sơ mời thầu thường xuất phát từ đâu, thưa ông?

- Rất tiếc, lỗ hổng cơ chế do chúng ta gây ra. Ví dụ, Hội đồng quản trị của TKV (hầu hết là những người chuyên ngành khai thác mỏ) được trao quyền quá lớn so với chuyên môn của mình (về nhà máy điện) nhưng trong một số trường hợp lại không biết sử dụng hoặc sử dụng không đúng các chuyên gia thì làm sao có được các quyết định đúng đắn (ngoài việc dựa vào giá rẻ).

Kiểu chọn thầu theo tiêu chí “giá rẻ” như của chúng ta hiện nay đã và đang được các nhà thầu Trung Quốc (TQ) tận dụng triệt để. Họ có thể bỏ giá cực thấp để thắng thầu vì chỉ cần mang hợp đồng về họ có thể được vay tiền với lãi suất ưu đãi từ Chính phủ TQ. Thực ra ai cũng biết của rẻ là của ôi, các sản phẩm đều có chung một mức giá thị trường, có mức giá sản xuất nhất định. Dù có lợi thế nhân công hay được hỗ trợ thì sản phẩm của TQ cũng chỉ có thể rẻ hơn của EU hay Mỹ từ 5%-10% là cùng, nếu rẻ hơn tới 15 thậm chí 20% là phi lý. Với mức giá rẻ như thế thì chỉ có hàng kém chất lượng.

* Hiện nay nhiều công trình lớn CĐT thường ký hợp đồng EPC nhằm đảm bảo kết quả cuối cùng của dự án xây dựng. Nhưng thực tế cách làm này trong nhiều dự án lại không hiệu quả như mong muốn, tại sao vậy, thưa ông?

 - Hợp đồng tổng thầu EPC là đấu thầu trọn gói, chìa khóa trao tay. Các nhà thầu biết triệt để lợi dụng khái niệm “trọn gói” này. Có trường hợp như tại Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, trong hồ sơ đấu thầu CĐT đã tính cụ thể kích thước móng cọc nhà máy, nhưng họ làm nhỏ hơn. Khi CĐT “kiến nghị” thì họ nói là theo tính toán của họ chỉ cần nhỏ như vậy là đủ. Hay như dự án điện Na Dương, ta thiết kế móng nhà máy là cọc nhồi bê tông cốt thép (vừa đắt vừa bền), nhưng nhà thầu làm móng bè (vừa rẻ vừa nhanh) vì theo họ móng bè là “tốt lắm rồi”. Ở Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, nhà thầu TQ đưa sang dây điện có tiết diện nhỏ hơn so với quy định trong hợp đồng. CĐT, giám sát phát hiện không cho họ lắp, họ tạm để ở ngoài, nhưng khi chủ nhà đi khỏi, họ lại cho vào lắp. Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn cũng xảy ra tình trạng tương tự. Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng cũng thế. Khi kiểm tra, phát hiện động cơ nhập khẩu đã qua sử dụng, được sơn tút lại, nhưng nhà thầu cam kết động cơ này sẽ hoạt động tốt trong thời hạn bảo hành. Vấn đề là ở chỗ sau khi đi vào vận hành, nếu có động đất thì nhà máy mới đổ, còn không có thì móng nhà máy vẫn “đảm bảo”. Hết bảo hành (thường là 24 tháng, ở Na Dương hay Quảng Ninh khó có khả năng xảy ra động đất, và động cơ điện khi ấy chắc chắn sẽ vẫn chạy tốt) là nhà thầu hết trách nhiệm. Sau đó nếu có trục trặc, chỉ có nền kinh tế gánh hậu quả, còn đại diện CĐT có khi cũng đã... về hưu.

 * Cũng vì thầu EPC mà nhà thầu Trung Quốc “có cớ” mang rất nhiều lao động phổ thông sang làm việc?

- Tôi biết họ thường có “bài” trả lương cực rẻ, rẻ hơn cả chủ Việt Nam trả cho nhân công Việt Nam. Ví dụ, với mức tính giá chỉ 20.000-30.000 đ/ngày công và ăn hết 5.000 đ/bữa, họ “mời” công nhân Việt Nam vào làm, liệu có người VN nào chấp nhận làm với mức giá ấy? Cuối cùng với mức chi phí siêu rẻ như vậy, công nhân Trung Quốc lại vào làm. Có thể khi về nước, công nhân của họ còn nhận thêm khoản tiền “trợ giá” nào đó không biết chừng.

Phải làm thế nào?

* Thưa ông, tại sao chúng ta không thể phạt được nhà thầu nếu như họ chậm tiến độ hay chất lượng dự án kém?

- Trước hết, số tiền CĐT giữ lại chưa thanh toán cho nhà thầu (coi như tiền đặt cọc) thường không đủ lớn để ép nhà thầu phải thực hiện đúng các cam kết bảo hành. Khi vi phạm hợp đồng, lẽ ra mức tiền phạt nhà thầu phải đủ lớn để xây một nhà máy khác nếu công trình gặp sự cố. Trong nhiều hợp đồng của TKV, chủ đầu tư lại “nắm đằng lưỡi”, tiền đặt cọc để lại không đủ sửa chữa những hư hỏng thường gặp. Như Nhà máy nhiệt điện Na Dương, Cao Ngạn số tiền CĐT cần phạt nhà thầu còn lớn hơn nhiều lần tiền CĐT giữ lại của nhà thầu. Số tiền đặt cọc để lại quá ít, nhà thầu sẵn sàng bỏ món tiền đó chứ không khắc phục những sai phạm.

Nhất là trong trường hợp dự án sử dụng vốn ODA hay được triển khai theo phương thức “tín dụng của người bán” như các dự án đồng Sinh Quyền hay điện Cao Ngạn. Nhà máy không đạt yêu cầu như ý tưởng ban đầu nhưng phía CĐT cũng không thể phạt nhà thầu vì nhà thầu đã nhận tiền trực tiếp từ các ngân hàng TQ.

Chúng ta đi vay nhưng không được cầm tiền về, cuối cùng tiền của phía TQ lại chảy vào công ty TQ, chúng ta nhận sản phẩm chất lượng kém và phải gánh nợ. Trong hiệp định vay vốn không có ràng buộc kỹ về điều khoản giải ngân, chúng ta không nắm được quyền chủ động trong việc chi tiền, giải ngân mặc dù số tiền đó ta đã được vay và phải trả nợ.

 * Liệu ta có thể đưa thông tin nhà thầu kém chất lượng vào một danh sách đen và cấm nhà thầu này dự thầu tại Việt Nam?

- Cái đó có thể, nhưng nhiều nhà thầu tồi lại mang danh một nhà thầu khác, đội lốt dưới một cái tên khác, lập một công ty khác để vào tham gia dự án. Thế thì danh sách này cũng không có giá trị.

 * Vậy theo ông, chúng ta phải làm gì và làm như thế nào?

 - Thường các nhà quản lý biết nói phải làm gì. Nhưng nói phải làm như thế nào thì chỉ có các chuyên gia. Ví dụ, nói VN chúng ta phải làm ra đồng ra nhôm thì ai cũng nói được. Nhưng nói làm thế nào để có đồng 99,99% hay có alumina >98% thì chỉ có các chuyên gia mới biết. Chính vì vậy, để cải thiện tình hình, nên làm như ý kiến của các chuyên gia có tâm, có tài, có kinh nghiệm. Đội ngũ chuyên gia của VN nhiều nhưng lại không mạnh (vì chưa được sử dụng đúng mức), nhất là trong công tác đấu thầu quốc tế. Vì vậy, trong đấu thầu, khâu đào tạo, sử dụng và biết nghe theo ý kiến chuyên gia là rất quan trọng.

(Thanh niên)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Phí thương quyền được xác định trên nguyên tắc bình đẳng
  • “Gã đào đất mướn” làm công trình độc nhất Việt Nam
  • Thị trường địa ốc nhiều biến động: vẫn là câu chuyện thiếu cung
  • Phát triển bền vững : Tâm điểm trong chiến lược kinh doanh
  • Cảng biển Nam Du thúc đẩy kinh tế vùng ĐBSCL
  • “Tiêu dùng sản phẩm xanh” - Bảo vệ cuộc sống của chính mình
  • Đánh thức tiềm năng một vùng đất
  • Xăng máy bay VN bị chê?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao