Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phí thương quyền được xác định trên nguyên tắc bình đẳng

Ông Hồ Hồng Sơn
Ông Hồ Hồng Sơn, Giám đốc điều hành Trung tâm Điện thoại di động CDMA S-Telecom trao đổi về quy định thu phí quyền hoạt động viễn thông được đưa ra trong Dự thảo Nghị định Quy định và hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông.
 
Dự kiến, việc thu phí quyền hoạt động viễn thông sẽ được thực hiện đối với các nhà mạng. Xin cho biết ý kiến của ông về vấn đề này?

Việc thu phí thương quyền đã được nhiều quốc gia triển khai khi cấp phép tần số cho các doanh nghiệp tham gia thị trường viễn thông. Ở Việt Nam, trước đây, chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được cấp phép các dịch vụ viễn thông và Nhà nước cũng chưa thu phí thương quyền. Hiện nay, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đang hướng tới cho phép nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh viễn thông và tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông, nên sẽ thực hiện việc thu phí thương quyền với hoạt động này.

Về lý thuyết, phí thương quyền là công cụ tốt giúp Chính phủ quản lý tài nguyên trong lĩnh vực viễn thông, đặc biệt là tài nguyên hữu hạn như tần số. Việc thu phí thương quyền sẽ tránh được tình trạng nhiều doanh nghiệp xin cấp phép, nhưng không hoặc chậm triển khai dịch vụ.

Vậy còn mức phí dự kiến là 1% doanh thu thì sao, thưa ông?

Mức phí này vẫn đang được Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, nhưng theo tôi, cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu kỹ hình thức thu phí, mức thu là bao nhiêu để đạt hiệu quả quản lý tối ưu, mà thị trường và doanh nghiệp vẫn phát triển được. Việc thu phí cần được xác định trên các nguyên tắc bình đẳng, minh bạch, vừa đảm bảo công tác quản lý của Nhà nước vừa phù hợp với quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Được biết, Dự thảo Nghị định cũng đưa ra quy định một nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mua tối đa 30% cổ phần của một nhà mạng trong nước…

Theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Chính phủ Việt Nam đã rất cố gắng trong việc đưa nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Việc mở rộng đầu tư trong lĩnh vực viễn thông là một mặt trận quan trọng của nỗ lực này. Trong đó, Nhà nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường viễn thông nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, mang đến những quyền lợi thực sự cho khách hàng. Về tỷ lệ cổ phần tối đa mà các nhà đầu tư nước ngoài được mua, theo tôi, các cơ quan nhà nước đã và sẽ cân nhắc nhiều yếu tố vĩ mô để đưa ra con số phù hợp nhất, đúng theo cam kết WTO, đồng thời đảm bảo sự phát triển cho các nhà đầu tư trong nước.

Ông có thể cho biết một vài con số mà S-Fone đã đạt được sau 7 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam

Tính đến hết tháng 5/2010, tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam là 148,9 triệu, trong đó, thuê bao di động chiếm 128,9 triệu. Trong đó, số thuê bao của S-Fone khoảng 7,3 triệu, chiếm 6% thị phần. S-Fone đang trong quá trình tái cấu trúc từ hình thức hợp tác kinh doanh (BCC) sang mô hình liên doanh và đang lên kế hoạch mời gọi các nhà đầu tư.

(Theo Duy Khánh // Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • “Gã đào đất mướn” làm công trình độc nhất Việt Nam
  • Thị trường địa ốc nhiều biến động: vẫn là câu chuyện thiếu cung
  • Phát triển bền vững : Tâm điểm trong chiến lược kinh doanh
  • Cảng biển Nam Du thúc đẩy kinh tế vùng ĐBSCL
  • “Tiêu dùng sản phẩm xanh” - Bảo vệ cuộc sống của chính mình
  • Đánh thức tiềm năng một vùng đất
  • Xăng máy bay VN bị chê?
  • Tín hiệu tốt đối với phần mềm phục vụ thị trường nội địa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com