Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Cần tỉnh táo với câu chuyện chuyển giá”

Ông Lê Tuyên - Giám đốc Tiếp thị Công ty Cổ phần Trung Nguyên.

Tình trạng “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI đang tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp Việt.

Nói nôm na, “chuyển giá” là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh được các khoản thuế, phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh, để rồi chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài.

Trước thực tế đó, gần đây cơ quan chức năng của Việt Nam đã đẩy mạnh việc xử lý hành vi “chuyển giá” của một số doanh nghiệp FDI tại Tp.HCM. Tuy nhiên, trong bối cảnh mà pháp luật chưa thể triệt tiêu được tình trạng này, điều mà giới doanh nghiệp Việt lo lắng hơn cả là sự ngộ nhận của người tiêu dùng đối với thực tế đó.

Trong câu chuyện với VnEconomy, ông Lê Tuyên, Giám đốc Tiếp thị Công ty Cổ phần Trung Nguyên, cho rằng về lâu dài, tình trạng “chuyển giá” có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với nền sản xuất trong nước cũng như vị thế quốc gia trên thị trường thế giới.

Ông Tuyên nói:

-  Ở góc độ vĩ mô, vấn đề “chuyển giá” của các doanh nghiệp FDI có thể gây thất thoát cho nguồn thu ngân sách quốc gia và ảnh hưởng đến nền sản xuất hàng hóa nội địa.

Còn xét ở cấp độ vi mô, thủ đoạn này sẽ tạo ra bất công trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa. Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI sử dụng công cụ “chuyển giá” để tối ưu hóa lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài trong khi đó báo cáo thua lỗ tại quốc gia đang kinh doanh để khỏi đóng thuế và nhiều trường hợp được hoàn thuế, như vậy công ty FDI đó sẽ có nhiều nguồn lực về tài chính hơn để đầu tư vào các hoạt động tiếp thị, quảng bá.

Trong khi đó, doanh nghiệp nội địa phải thực hiện nghĩa vụ thuế nghiêm túc hơn nên ít nhiều sẽ thua thiệt với các công ty FDI. Hiện tượng này đang có xu hướng gia tăng đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm, chẳng hạn như sữa, cà phê...

Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng, “chuyển giá” của doanh nghiệp FDI chỉ khiến ngân sách nhà nước bị thất thu, còn với người tiêu dùng thì đôi khi lại là một điều tốt vì họ sẽ mua được hàng với giá rẻ?

Trong ngắn hạn đúng là như vậy. Các doanh nghiệp FDI trong giai đoạn đầu có thể hạ giá để giành thị phần và bóp chết các doanh nghiệp nội địa cạnh tranh với mình. Nhưng về lâu dài, khi họ thành công và chiếm lĩnh thị trường và thị phần, người tiêu dùng sẽ buộc phải tuân theo luật chơi, mà chính xác hơn là sẽ phụ thuộc vào sản phẩm, vào giá cả mà các doanh nghiệp FDI này đưa ra.

Kinh nghiệm này trong những năm đầu mở cửa và đến hiện nay vẫn là những bài học vô cùng giá trị đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Bản thân các ông đã phải đối đầu với tình trạng “chuyển giá” hay chưa và đã ứng xử như thế nào với tình trạng đó?

Đứng trước tình trạng này, Trung Nguyên nói riêng và các doanh nghiệp nội địa khác nói chung, ngoài những chiến lược cụ thể riêng cho mình thì đều phải có chung một nỗ lực là nâng cao chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa các hoạt động quảng bá, tuyên truyền và đặc biệt là động viên người Việt sử dụng hàng Việt.

Tôi tin rằng, một khi người dân Việt Nam hiểu rõ cuộc chiến giữa hàng Việt Nam chất lượng cao với các sản phẩm ngoại quốc khác không chỉ đơn giản về sản phẩm mà còn vì sự phồn thịnh của quốc gia thì họ sẽ ủng hộ hàng Việt Nam nhiều hơn.

Nhưng nói một cách sòng phẳng, muốn cạnh tranh, doanh nghiệp phải khẳng định bằng chất lượng, giá cả chứ không thể trông chờ vào tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người tiêu dùng trong nước...

Tôi đồng ý với cách đặt vấn đề này. Người tiêu dùng trong và ngoài nước chỉ thực sự thỏa mãn khi được hưởng những sản phẩm có chất lượng tốt. Sản phẩm, thương hiệu nào xứng đáng sẽ được người tiêu dùng ưu tiên.

Cũng chính vì thế mà Trung Nguyên không chỉ tự tin mà còn tự hào với những dòng sản phẩm mà mình đang cung cấp. Nếu bạn đi khảo sát một vòng tại các quán cà phê hiện nay, rất nhiều người dân dùng cà phê cho rằng chất lượng, hương vị của nhiều sản phẩm cà phê ngoại không tốt hơn cà phê Trung Nguyên.

Điều đó khẳng định chẳng có lý do gì mà chúng tôi không tự hào về sản phẩm của chúng tôi và càng không có lý gì để “ngoại” lấn lướt “nội”, ít nhất là với mặt hàng cà phê.

Tất nhiên là có nhiều lý do để các thương hiệu trong nước đang phải cạnh tranh rất vất vả với thương hiệu nước ngoài, vì cuộc chiến trải rộng trên nhiều mặt trận… Trung Nguyên đang tiếp tục đầu tư cho tất cả những khâu trọng yếu khác như tiếp tục đầu tư cho sản phẩm, mở rộng phân phối, đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá và kêu gọi tinh thần dân tộc, ủng hộ chủ trương “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.

Xin hỏi ngoài lề một chút. Khi đầu tư ra nước ngoài, có bao giờ các ông nghĩ sẽ áp dụng chiêu “chuyển giá” không? Nếu không thì "vũ khí" chủ yếu của Trung Nguyên tại thị trường nước ngoài là gì?

Tất nhiên là không rồi vì ở nước ngoài họ quản lý rất chặt chẽ.

Còn “vũ khí” mà chúng tôi mang ra nước ngoài là một câu chuyện rất dài, đó là cả một chiến lược mà Trung Nguyên sẽ dần hiện thực hóa trong những bước đi kế tiếp.

Nhưng tôi có thể khẳng định, để thương hiệu của một nước đang phát triển có thể vươn ra và “sống khỏe” được ở thị trưởng thế giới cần phải có 3 điều kiện: thương hiệu đó phải là số 1 tại quốc gia đó; thương hiệu đó phải nằm trong ngành có lợi thế với thế giới và cuối cùng là doanh nghiệp đó phải có khát vọng đưa thương hiệu ra ngoài thế giới.

Rất may mắn là Trung Nguyên đang có cả ba yếu tố này và chúng tôi đã, đang và không ngừng khai thác tất cả tiềm năng, tiềm lực của mình cho mục tiêu đó.

* Năm 2003, Trung Nguyên đã một cuộc “thử mù” (blind test) tại Việt Nam với hơn 3.500 người tiêu dùng giữa hai nhãn cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên và Nescafe (Nestle), với kết quả là đa số nghiêng về sản phẩm G7. Đáng chú ý, sau hàng loạt chiến lược của G7 được tung ra, Nescafe buộc phải thay đổi chiến thuật marketing, khi chuyển thông điệp từ “Khởi đầu một ngày mới” sang “Hương vị Việt Nam hơn” để khẳng định tinh thần Việt của mình so với G7. Mới đây, Nescafe cũng tung ra loại bao bì mới với hình ảnh và những câu chuyện lịch sử vốn gắn liền với niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, nhân sự kiện 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

(Theo Bảo Anh // Vneconomy)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Cơ hội của doanh nghiệp ngành Y
  • Giải quyết "bài toán" lao động : Vấn đề ở... thu nhập
  • “Sắm” vai nào cũng tròn
  • Mâu thuẫn trong phát triển căn hộ
  • Nhà máy Lọc dầu Dung Quất: “Thực tế đã nhận bàn giao”
  • Vinashin bàn giao FSO5: “Nếu có cơ hội đóng sản phẩm thứ hai...”
  • Cần mặt bằng lãi suất thích hợp
  • Cơ hội đầu tư vào PPI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao