Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nội địa hoá ngành cơ khí chế tạo : Lại chuyện cơ chế

Cơ khí được xem là một ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội… Thế nhưng, trong vài năm trở lại đây, ngành cơ khí đang có dấu hiệu đi xuống, những gì mà ngành này làm được chưa tương xứng với vai trò "thủ lĩnh" của mình. Vì sao lại có chuyện như vậy và phải làm gì để ngành cơ khí phát triển ? PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội DN cơ khí VN xung quanh nội dung này.

Ông Thụ cho biết, nếu như từ năm 2000- 2005 ngành cơ khí đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 40,74%/năm, thì từ 2006 đến nay  tốc độ phát triển chỉ đạt khoảng 18%. Theo ông Thụ, sở dĩ giai đoạn 2000 - 2005, ngành cơ khí đạt được mức độ tăng trưởng cao vì được sự quan tâm phát triển. Ngành cơ khí những năm này được xem là đột phá, có hàng loạt cơ chế ưu đãi cho cơ khí... Tuy nhiên, từ năm 2006 tới nay, khi VN gia nhập WTO, các cơ chế ưu đãi không còn nữa, đồng thời Luật Đấu thầu có hiệu lực từ cuối năm 2005 khiến ngành cơ khí bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các công trình đều đấu thầu và phần thắng hầu hết thuộc về các DN nước ngoài. Rất nhiều sản phẩm cơ khí trước đó trong nước đã sản xuất được thì nay lại nhập khẩu.

- Theo ông, ngoài nguyên nhân kể trên, còn nguyên nhân nào khiến tốc độ phát triển của ngành cơ khí lại đi xuống trong vài năm trở lại đây ?

Trước hết phải nói về vốn, trước năm 2000, vay lãi suất chỉ khoảng 3,5%, thế nhưng sau đó lãi suất theo chiều hướng tăng dần. Ngân hàng và các tổ chức tài chính cho rằng ngành cơ khí, chế tạo  đầu tư tốn kém, lãi không nhiều, thu hồi vốn chậm, cho nên xét duyệt vốn đầu tư cơ khí là không hiệu quả.

 Riêng trong ngành đóng tàu có cơ chế ưu đãi của Chính phủ, nhưng do cơ sở vật chất chưa có nên tập trung dàn trải. Dù vậy, theo tôi vẫn cần thiết, ví dụ làm về thép tấm không chỉ cho ngành đóng tàu mà nó chính là "thức ăn" cho cả ngành cơ khí chế tạo. Theo tôi, ngành cơ khí của chúng ta chưa phát triển, cho nên khi đầu tư  sẽ ngốn một lượng vốn khá lớn. Tuy nhiên, nếu chúng ta không xây dựng cơ sở vật chất, sau này cơ khí sẽ không còn để lại gì cho ngành cơ khí đất nước. Đầu tư cho cơ khí là đầu tư cơ sở hạ tầng cho công nghiệp, không thể không đầu tư. Cần phải tính toán đầu tư cho phù hợp và lợi ích nhất nếu không chúng ta sẽ trở thành thị trường tiêu thụ cơ khí cho nước ngoài,

Mặc dù chúng ta luôn nói là đầu tư cho cơ khí là then chốt, nhưng các ngành, các địa phương hiện chưa thực sự quan tâm tới việc đầu tư cho cơ khí, luôn nói rằng cơ chế thị trường nên đi mua sắt thép, máy móc... và tạo nhập siêu lớn mà chúng ta đang vướng phải.

- Ông có nói tới vấn đề nhập siêu, phải chăng chúng ta nhập siêu cao cũng một phần do nhập khẩu máy móc, thiết bị của ngành cơ khí chế tạo ?

Đúng thế ! Theo nhận định của chúng tôi, tình hình nhập siêu lĩnh vực sản phẩm cơ khí trọng điểm là rất lớn. Chủ yếu là các thiết bị công nghệ của các công trình công nghiệp như: điện chạy than, thuỷ điện, xi măng, hoá chất, khai khoáng... Chính vì thế theo tôi cần có giải pháp và cơ chế đủ mạnh để hạn chế phần nhập siêu này.

Các dự án lớn về sản xuất công nghiệp thuộc các nguồn vốn khác nhau, có dự án vốn ODA, có dự án vốn là tín dụng cung ứng thiết bị, vốn tự huy động từ các tổ chức tài chính, ngân sách cấp... Tôi cho rằng cần phải có giải pháp và cơ chế cho các dạng công trình có nguồn vốn khác nhau. Chủ đầu tư đa phần là các tập đoàn, TCty nhà nước. Nếu các chủ đầu tư này thực hiện nghiệm túc Nghị định số 18 và phong trào người Việt ưu tiên dùng hàng Việt và khai thác triệt để tiềm năng thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình này từ các DN trong nước chắc chắn vấn đề nhập siêu sẽ giảm.

- Có ý kiến cho rằng, nội địa hóa (NĐH) là tốt cho ngành cơ khí trong nước. Tuy nhiên, nếu lựa chọn các sản phẩm trong nước thì chất lượng lại thấp, máy móc thiết bị hiện đại chúng ta chưa làm được. Điều này khiến nhiều tập đoàn, DN... vẫn lựa chọn tổng thầu EPC nước ngoài. Ông nghĩ sao về ý kiến này ?

Đúng là hiện nay phần lớn các máy móc thiết bị phục vụ cho các nhà máy điện, các công trình lớn... chúng ta chưa sản xuất được. Kể cả trong trường hợp tổng thầu EPC là DN VN thì phần thiết bị chính chúng ta vẫn phải mua của nước ngoài. Nhưng nếu DN trong nước là tổng thầu EPC thì chí ít,  trong một công trình các DN trong nước có thể đảm nhiệm khoảng 40% các hạng mục công trình. Tôi xin lấy ví dụ, hai nhà máy chúng ta làm tổng thầu và thiết kế chế tạo là xi măng Sông Thao, tỉ lệ chúng ta làm được khoảng 65%, hay xi măng Quang Sơn của TCty xây lắp công nghiệp, riêng phần cơ khí chiếm tới 69% chế tạo trong nước, sử dụng vật tư trong nước, nguyên vật liệu... Tổng NĐH lên tới 74%, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, tiết kiệm được hàng triệu USD cho Nhà nước đồng thời giảm nhập siêu.

Không phải DN chúng ta không làm được tổng thầu. Thực tế đã có nhiều tập đoàn thành công khi chọn DN trong nước làm tổng thầu. Ví dụ Tập đoàn Dầu khí đầu tư vào các nhà máy điện, chạy dầu, khí và chạy than, bằng vốn huy động vay nhưng họ vẫn chọn nhà thầu VN làm tổng thầu cho các dự án nhiệt điện Cà Mau, Nhơn Trạch, Vũng Áng...

Hay như TCty Vinaconex và Vinaincon đầu tư nhà máy xi măng đã nghiên cứu kỹ dự án, công nghệ để chia gói thầu thành nhiều gói nhỏ phù hợp năng lực của các đơn vị trong nước, đạt tỷ lệ NĐH cao, đảm bảo an toàn, tiết kiệm... Trong khi một số tập đoàn sẵn sàng giao cho tổng thầu trong nước thì vẫn có những tập đoàn khác phần lớn các công trình lại chỉ tổ chức đấu thầu quốc tế, các nhà thầu trong nước không thắng nổi và nhà thầu nước ngoài nhập siêu 100% để làm công trình trên đất nước mình, lý do cũng chỉ là Luật Đấu thầu chưa phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đang chập chững bước vào hội nhập của VN.

- Vậy theo ông, để ngành cơ khí phát triển theo đúng vai trò "đầu tàu" của mình, cũng như hướng tới việc NĐH ngành cơ khí chế tạo trong nước, nhất là ở những công trình lớn thì chúng ta cần phải có giải pháp gì ?

Theo tôi, trước hết cần phải sửa Luật Đấu thầu, trong luật ghi rõ, phải kiểm tra năng lực của nhà thầu. Trong thế giới phẳng hiện nay việc này không phải quá khó với các nhà thầu. Phải tăng thêm ưu đãi cho gói thầu tư vấn và gói thầu mua sắm hàng hoá trong Nghị định 58/2008/N - CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, nhằm tăng thêm khả năng thắng thầu cho các nhà thầu trong nước.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quyết định sử dụng lao động VN và lao động nước ngoài theo quy định của pháp luật về lao động. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư công nghiệp mà các tập đoàn, TCty nhà nước làm chủ đầu tư nhất thiết phải  xây dựng phương án sử dung năng lực thiết kế, thi công, chế tạo, lắp đặt và sử dụng nguyên, nhiên vật liệu trong nước sản xuất.

Ngoài ra, cần khuyến khích các chủ thầu đầu tư sử dụng các sản phẩm cơ khí trọng điểm sản xuất trong nước được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định hiện hành.

Giảm thuế GTGT các sản phẩm cơ khí xuống 5%, áp dụng mức thuế suất trần thuế nhập khẩu với các sản phẩm cơ khí đã sản xuất được với thời hạn cho đến khi kết thúc lộ trình, miễn giảm mà VN cam kết trong khuôn khổ các hiệp định đã ký kết. Để giá thành ngành hàng cơ khí có thể cạnh tranh được thì các vật tư, linh kiện, phụ kiện mà VN chưa sản xuất được để làm sản phẩm cơ khí được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0 hoặc mức thuế sàn theo cam kết trong các cam kết đã ký.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật để dựng các hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản phẩm cơ khí trong nước, tạo điều kiện và hỗ trợ hoạt động của các hiệp hội, ngành hàng và sự tham gia các dịch vụ công của các hiệp hội...

- Xin cảm ơn ông !

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Chuyển đổi mô hình DNNN : Không chỉ là thay “áo mới”
  • CEO Vinashin: "Chúng tôi chảy máu rất mạnh trong hai năm vừa rồi"
  • Tỉ phú Adelson muốn đầu tư sòng bài tại Việt Nam
  • Tôi cũng muốn xóa độc quyền
  • Tránh thiệt hại từ các vụ kiện và rào cản thương mại: Đối diện hay chấp nhận ?
  • Nửa cuối năm 2010 : USD có xu hướng tăng
  • Lưới điện thông minh (Smart Grid): Giải pháp cho tương lai
  • “Bắt tay” với đối tác nước ngoài
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao