Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tránh thiệt hại từ các vụ kiện và rào cản thương mại: Đối diện hay chấp nhận ?

“Để tránh các vụ kiện, cũng như các rào cản thương mại (RCTM) đang có xu hướng ngày một gia tăng như hiện nay, các DN cần phải tìm đến các luật sư giỏi, có nhiều kinh nghiệm để tham vấn trước khi đặt bút ký hợp đồng hoặc XK sang một thị trường”. Lời khuyên của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh - Phó Chủ tịch Hội DN Trẻ TP HCM, Phó TGĐ Cty vàng bạc đá quý PNJ trong cuộc trao đổi với PV.
 
Ông Quỳnh cho rằng, thói quen nghiên cứu luật pháp, đặc biệt là các Hiệp định song phương và đa phương của các DN VN chưa hình thành. Bên cạnh đó thói quen tư vấn luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong hoạt động XK vẫn chưa phổ biến trong các DN. Đa số họ chỉ quan tâm đầu vào, đầu ra cũng như các điều kiện liên quan tới giao dịch và thanh toán.

- Bản thân ông đã nhìn nhận vấn đề này rất rõ, vậy trong hoạt động của DN ông cũng như của Hiệp hội đã có những giải pháp gì để tránh các vụ kiện này ?

 Hiệp hội DN Trẻ TP HCM có Ban vận động chính sách, hỗ trợ các DN thành viên các vấn đề liên quan tới luật pháp, thương mại... Các thành viên của ban này đều là những luật sư có uy tín và có kinh nghiệm trong việc thụ lý các vụ việc liên quan tới RCTM. Hiệp hội DN trẻ chúng tôi luôn đồng hành và hỗ trợ các DN hội viên. Thời gian qua, chúng tôi cũng nhận được một số yêu cầu liên quan đến các vụ kiện. Tuy nhiên mới chỉ là các vụ kiện liên quan tới hoạt động thương mại trong nước, chưa có vụ nào liên quan tới nước ngoài.

- Các "rào cản" kỹ thuật gần đây thị trường EU dựng lên đã có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ trọng XK của hàng VN sang thị trường này ? Điều này có tác động thế nào tới hoạt động XK của các DN nói chung và DN thành viên hội DN trẻ TP HCM nói riêng ?

Các DN hội viên của chúng tôi XK không chỉ sang EU mà sang cả Mỹ và nhiều thị trường khác nữa. Thời gian qua XK sang các thị trường này đang bị ảnh hưởng ít nhiều do suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, các thị trường này cũng đang có dấu hiệu phục hồi, tôi hi vọng rằng 6 tháng cuối năm này sẽ có nhiều dấu hiệu tích cực hơn. Với DN PNJ chúng tôi, hiện nay chưa vấp phải vụ kiện thương mại nào. Tuy nhiên tất cả các hợp đồng kinh tế liên quan tới gia công hay XK, chúng tôi đều sử dụng luật sư tư vấn luật. Đôi khi có tranh chấp giữa người mua và người bán nhưng chúng tôi đều sử dụng luật sư để hỗ trợ pháp lý.

- Thưa ông, một trong những vấn đề quan trọng khiến cho các vụ kiện chống bán phá giá với hàng hoá XK của VN sang các thị trường ngày một gia tăng đó là tính liên kết cộng đồng trong các DN VN. Ông nhận định thế nào về vấn đề này ?

Đúng vậy ! Tôi cho rằng tính cộng đồng rất quan trọng và có ảnh hưởng tới tình hình XK cũng như các vụ kiện thương mại. Với Hội DN Trẻ TP Hồ Chí Minh, chúng tôi rất coi trọng tính cộng đồng, tính liên kết trong hiệp hội, chúng tôi có nhiều chương trình nhằm kết nối các DN thành viên để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh và XK. Gần đây chúng tôi có chương trình hội viên dùng hàng hội viên, tức là tạo ra thị trường chung để các hội viên giới thiệu sản phẩm của mình với các thành viên khác trong hiệp hội. Hội viên của chúng tôi tham gia hầu hết các ngành nghề nên việc các thành viên sử dụng dịch vụ của nhau khá lớn. Trong hội lại có các nhóm ngành nghề, các DN này thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để cùng hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh, XK... Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng chưa được mạnh lắm, có lẽ là do tính cộng đồng của người Việt chưa cao, với tình hình các thị trường XK ngày càng khó khăn, cạnh tranh ngày một khốc liệt. Tôi cho rằng tính cộng đồng ở đây càng phải thể hiện tốt hơn để "đối diện" với các vụ kiện thương mại.

- Một trong những vụ điển hình của các DN VN với thị trường EU là vụ áp thuế chống bán phá giá giày mũ da. Theo ông, cần phải làm gì để hỗ trợ các DN tránh những vụ việc tương tự ?

Tôi có biết về vụ kiện này, tôi cho rằng vai trò của hiệp hội là rất quan trọng, ở trường hợp này Hiệp hội da giày cần phải là chỗ dựa vững chắc cho các DN. Các DN cần phải tìm đến các luật sư giỏi, có nhiều kinh nghiệm để tham vấn trước khi đặt bút ký kết hợp đồng hoặc XK sang một thị trường. Hiệp hội cần hỗ trợ các DN và tư vấn cho họ về luật, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để phản bác lại vụ kiện. Tập hợp đầy đủ chứng cứ và thuê các luật sư giỏi để tư vấn và hỗ trợ pháp lý.

- Xin cảm ơn ông !

Ông Phan Thế Ruệ - Nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện VN - Nhật Bản: Nghiên cứu kỹ các Hiệp định thương mại tự do đa phương

Theo tôi để tránh những RCTM có thể xảy ra, các DN nên tập trung nghiên cứu kỹ các Hiệp định thương mại tự do đa phương, song phương. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu kỹ hệ thống pháp luật của các nước có đối tác. Sử dụng tham vấn về pháp luật (từ khâu chuẩn bị đàm pháp, trong đàm phán, thực hiện hợp đồng, kể cả tranh chấp thương mại. Nên tận dụng tối đa, kịp thời những cơ hội, lợi thế và hạn chế những thách thức và rủi ro tiềm ẩn (những thay đổi về chính sách, các biện pháp bảo hộ của nước có đối tác) cũng như xây dựng tính cộng đồng cao hơn.
 
Ông Claudio Dordi - Tư vấn trưởng dự án thương mại đa biên giai đoạn III (MUTRAP III): Liên minh với nhà nhập khẩu

Hiện nay DN VN khi XK sang EU gặp nhiều thách thức, các rào cản chính bao gồm, rào cản kỹ thuật về thương mại, vệ sinh và vệ sinh thực phẩm, các giấy phép, các luật cấm... Để hỗ trợ DN, ở cấp độ Chính phủ cần ký kết FTA với sự công nhận nền kinh tế thị trường như là điều kiện tiên quyết, thứ hai là cải thiện việc thực hiện của nền kinh tế thị trường tại VN. Ở cấp độ DN, cần thực hiện cá nhân chấp nhận nền kinh tế thị rường, vị dụ ghi sổ kế toán, sự minh bạch, không có sự liên kết với các quan chức. Bên cạnh đó, cần sự đa dạng của XK, trong điều tra chống bán phá giá, tìm kiếm liên minh với khách hàng EU, các nhà nhập khẩu, các nhà phân phối, người sử dụng...

LS Trần Hữu Huỳnh - Trưởng ban Pháp chế VCCI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Trung tâm trọng tài quốc tế VN: Trọng tài Thương mại, phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả

Hiện nay tranh chấp thương mại rất đa dạng, phức tạp: Thương mại hàng hóa; Thương mại dịch vụ; Đầu tư; Sở hữu trí tuệ... Trong đó, các phương thức giải quyết tranh chấp bao gồm 4 phương thức: thương lượng, hoà giải, toà án, trọng tài. Hiện nay cơ chế giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài được ưa chuộng và trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận bằng văn bản và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do pháp lệnh này quy định.

Hiện nay, pháp luật cũng khuyến khích việc giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài, ví dụ Luật Thương mại 2005: Điều 317: Thương lượng giữa các bên; Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận; Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án.

Hoặc ở Luật Đầu tư 2005: (Điều 12) đã chỉ rõ, tranh chấp liên quan đến hoạt động ĐT tại VN được giải quyết thông qua:Thương lượng; Hoà giải; Trọng tài VN; Trọng tài nước ngoài; Tòa án.

Ngay ở Hiệp định BTA, các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư: Khuyến khích sử dụng trọng tài...

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Nửa cuối năm 2010 : USD có xu hướng tăng
  • Lưới điện thông minh (Smart Grid): Giải pháp cho tương lai
  • “Bắt tay” với đối tác nước ngoài
  • Nam Cường đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn đón đại lễ
  • ANZ chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Doanh nghiệp nên tận dụng 'quyền lực mềm'
  • Tăng năng suất lao động để tăng lợi thế cạnh tranh
  • Grant Thornton: Chỉ dựa vào khách nội địa là không đủ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao