Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lưới điện thông minh (Smart Grid): Giải pháp cho tương lai

Ngày nay, ngành công nghiệp điện đang có sự thay đổi từ sản xuất, phân phối, đến sử dụng điện. Hiệu ứng nóng lên của trái đất, sự cạn kiệt của các nguồn năng lượng hóa thạch, sự bùng nổ tăng trưởng của các nước đang phát triển và lượng dân số... đã dẫn đến yêu cầu bức thiết phải có những phương cách mới trong việc cung ứng và sử dụng năng lượng. DĐDN đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Anh Thái – Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH Hệ thống kỹ thuật ứng dụng (ATS) - Giải thưởng Sao Khuê 2010 xung quanh vấn đề này.

- Ông đánh giá thế nào về thực trạng cung ứng và sử dụng năng lượng hiện nay ?

Hiện việc cung ứng điện hầu như chỉ dựa trên mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu bằng các biện pháp tăng nguồn cung ứng. Trong khoảng 5 năm vừa qua đã xuất hiện nhiều nhân tố có giá trị thúc đẩy sự thay đổi cách thức nhà cung ứng và người sử dụng vận hành hệ thống điện. Khách hàng không những ngày càng tiêu thụ nhiều điện hơn và công suất đỉnh tăng hàng năm mà nhu cầu về chất lượng điện năng ngày càng cao do những đòi hỏi về chất lượng cuộc sống và việc sử dụng rộng rãi các loại thiết bị điện tử giá rẻ. Theo điều tra, khi khách hàng có thể giám sát được việc sử dụng điện của mình thì họ có xu hướng giảm mức tiêu thụ khoảng từ 5% đến 10%. Việc trao đổi hai chiều giữa các Cty điện lực và khách hàng để tạo điều kiện cho khách hàng hiểu rõ hơn về ngành điện và ngược lại là nhu cầu của cả hai bên, nhưng chỉ có các Cty điện lực mới có thể triển khai với hệ thống Smart Grid.
Các lĩnh vực mà Smart Grid có thể cho chúng ta biện pháp để tác động trước mắt bao gồm:

- Nâng cao hiệu suất hoạt động của các nhà máy điện.

- Tối ưu hóa nhằm giảm tổn thất kỹ thuật trong vận hành hệ  thống điện.

- Giảm hệ số  đàn hồi giữa tốc độ tăng nhu cầu sử dụng điện trên tốc độ tăng GDP từ 2 lần như hiện nay xuống còn 1,1 - 1,5 lần như các nước trong khu vực.

- Giảm lượng năng lượng sử dụng trung bình trên giá trị 1 đồng GDP.

- Giảm tổn thất phi kỹ thuật.

- Ông có nói đến việc triển khai với hệ thống Smart Grid, vậy cụ thể của việc ứng dụng Smart Gid trong cung ứng và sử dụng năng lượng là như thế nào, thưa ông ?

Đất nước chúng ta đang trên con đường phát triển không thể không cần đến các nhà máy điện hiện có cũng như vẫn phải xây dựng thêm các nhà máy điện mới, nhưng với phần công suất và điện năng tiết kiệm được do việc xây dựng Smart Grid sẽ được coi như một loại nguồn điện bổ sung trong cân bằng công suất và điện năng. Theo thống kê trên thế giới vào thời điểm hiện nay của Mỹ thì chi phí để tiết kiệm được 1 kWh sẽ khoảng 1,7 cent. Trong khi chi phí để sản xuất và phân phối 1 kWh sẽ là 7 cent. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý tới việc tạo ra văn hóa tiết kiệm và bảo tồn năng lượng trong xã hội cũng như tạo điều kiện phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và các loại nguồn điện nhỏ phân tán để giảm phát thải CO2. 
Để có thể đạt được các mục tiêu ở trên, chúng ta phải xây dựng một hệ thống điện và phương thức vận hành và kinh doanh nó có khả năng cho phép chỉ ra những nhà máy phải nâng cao hiệu suất, các loại nguồn điện mới sẽ được khuyến khích phát triển như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối ở những địa điểm thích hợp. Và hệ thống mới này sẽ thúc đẩy sự thay đổi cách thức sử dụng điện với sự thay đổi đầu tiên là cải thiện đồ thị phụ tải và khuyến khích cao độ cho sự phát triển các ngành công nghiệp và sử dụng thiết bị tiết kiệm điện. Hệ thống mà chúng ta nói đến ở đây chính là Smart Grid.
 
Trạm biến áp tự động của Cty ATS
Thiết kếcơ  bản của SMART GRID

Cho đến hiện nay, chưa một ai hoặc một tổ chức nào khẳng định chắc chắn về các công nghệ sẽ được sử  dụng trong Smart Grid của tương lai. Tuy nhiên, chúng ta có  thể chỉ ra được các đặc tính chính của Smart Grid sẽ bao gồm:

• Khả năng tự  động khôi phục cung cấp điện khi có sự cố xảy ra mất điện đối với khách hàng.

• Chống được sự tấn công cố ý đối với hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính.

• Trợ giúp sự phát triển các nguồn điện phân tán (phát điện, dự trữ năng lượng, cắt giảm nhu cầu…)

• Trợ giúp sự phát triển các nguồn năng lượng tái tạo.

• Cung cấp khả năng nâng cao chất lượng điện năng và độ tin cậy cung cấp điện.  
• Tối ưu hóa vận hành HTĐ để giảm chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối kể cả giảm chi phí đầu tư mới và nâng cấp hệ thống điện.

• Công cụ cơ bản của vận hành thị trường điện rộng rãi.

- Để phát triển Smart Grid ở VN cần các điều kiện gì, và quan điểm của ông thế nào ?

Theo tôi, để nhanh chóng phát triển Smart Grid vì lợi ích của cả đơn vị cung ứng điện và khách hàng sử dụng điện cũng như tạo ra các bước thay đổi trong văn hóa tiết kiệm và bảo tồn năng lượng vì một môi trường xanh hơn, chúng ta cần các chính sách và cơ chế rõ ràng của Nhà nước ngay lập tức và có tính chất dài hạn. Cụ thể, Bộ Công Thương cần nghiên cứu ban hành các quy định, văn bản pháp luật và các cơ chế cần thiết để thúc đẩy sự phát triển Smart Grid.. Đề ra mục tiêu cụ thể đối với từng nhà máy, từng công ty truyền tải và phân phối các chỉ tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất và phân phối năng lượng. Bên cạnh đó, đặt ra yêu cầu triển khai ngay các thành phần cần thiết của của Smart Grid từ các hệ thống SCADA/EMS/DMS. Phân tích hiệu suất hoạt động nhà máy điện, hạ tầng quản lý đo đếm điện năng, phân tích hiệu quả và kiểm toán sử dụng năng lượng, hệ thống thông tin khách hàng sử dụng điện... Ngành Điện cần có hệ thống cung cấp thông tin theo thời gian (5 phút, 15 phút, 30 phút hoặc 1 giờ) về chi phí sản xuất và phân phối điện cho khách hàng sử dụng điện và các đơn vị liên quan. Khách hàng hoặc người đại diện của họ cần được truy cập vào dữ liệu theo thời gian (5 phút, 15 phút hoặc 30 phút) về việc sử dụng điện của mình và tạo ra được khả năng trao đổi thông tin hai chiều giữa công ty điện lực và khách hàng. Trước mắt, chúng ta có thể triển khai ở các hộ công nghiệp và thương mại lớn.
 
Ngoài ra, Bộ Công Thương và Cục điều tiết Điện lực VN (ERAV) cần tiếp tục hoàn thiện các quy định cụ thể về quy hoạch, phát triển và vận hành hệ thống điện tin cậy và hiệu quả. Nghiên cứu thành lập Nhóm công tác làm tiền đề cho việc thành lập một Ủy ban điều phối việc triển khai Smart Grid ở VN. Nhiệm vụ điều phối của Nhóm công tác hay Ủy ban sẽ gồm các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và cả việc phối hợp hành động giữa các bên liên quan vì lợi ích chung, bao gồm cả công tác tìm kiếm và phân phối các nguồn tài trợ từ các quỹ hỗ trợ năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu cũng như các nguồn vốn ODA.
 
Smart Grid không đơn thuần chỉ bao gồm các hệ thống phần cứng và phần mềm. Vì vậy, chúng ta còn phải nỗ lực hết sức để có thể biến một hệ thống điện truyền thống hiện nay thành một hệ thống điện thông minh (Smart Grid) thực sự.
 
- Xin cảm ơn ông !
 
Công ty TNHH Hệ thống Kỹ thuật ứng dụng (Applied Technical Systems Co., Ltd-ATS) - một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực tự động hóa trạm, là đơn vị tiên phong áp dụng tiêu chuẩn IEC 61850 trong các hệ thống tích hợp điều khiển bảo vệ cho các trạm biến áp đến 500 kV. Công ty đa có hơn 10 năm kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực tự động hoá trạm, từ R&D, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm, sản xuất, lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh đến đào tạo và dịch vụ sau bán hàng.

Trong hơn 10 năm hoạt  động, ATS luôn hướng đến sứ mệnh là trở  thành công ty hàng đầu đạt đến tầm thế giới trong lĩnh vực tích hợp các hệ thống thu thập và xử  lý dữ liệu của vận hành hệ thống điện. Hiện nay, thị phần lĩnh vực này của ATS tại Việt Nam đa vượt con số 40% tính chung trong 10 năm và hơn 50% trong những năm gần đây.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • “Bắt tay” với đối tác nước ngoài
  • Nam Cường đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn đón đại lễ
  • ANZ chú trọng doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Doanh nghiệp nên tận dụng 'quyền lực mềm'
  • Tăng năng suất lao động để tăng lợi thế cạnh tranh
  • Grant Thornton: Chỉ dựa vào khách nội địa là không đủ
  • Nhà đầu tư nước ngoài : Bluechips vẫn là số 1
  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức: Mô hình kinh doanh hiệu quả!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao