Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng năng suất lao động để tăng lợi thế cạnh tranh

Ông Diệp Thành Kiệt.

Giá nhân công không còn rẻ nhưng không làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam do chất lượng lao động của Việt Nam ngày càng cải thiện. Tuy vậy doanh nghiệp vẫn phải tính chuyện tăng năng suất để tăng lợi nhuận. Đây là nhận định của ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may thêu đan TPHCM trong cuộc trò chuyện ngắn với PV chiều ngày 22-6.

Giá nhân công của Việt Nam so với các nước trong khu vực hiện như thế nào, thưa ông?

Ông Diệp Thành Kiệt: Theo tôi, hiện tại giá nhân công tại Việt Nam đang nằm ở khoảng giữa so với các nước trong khu vực. Cụ thể là ở TPHCM, mức lương của công nhân vào khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng, so với các thành phố khác như Thâm Quyến, Thượng Hải, Quảng Châu… của Trung Quốc thì thấp hơn. Ở các thành phố này mức lương phổ biến khoảng gần 4 triệu đồng. Tuy vậy, ở vùng sâu, vùng xa của Trung Quốc như Tứ Xuyên thì mức lương chỉ dừng lại khoảng 100 đô la Mỹ, tương đương 1,9 triệu đồng Việt Nam.

Ở Malaysia thì mức lương cao hơn hẳn so với TPHCM, trung bình khoảng từ 7,5 triệu đến 10 triệu đồng, ở Thái Lan khoảng 4 triệu đồng/người. Tuy vậy mức lương của lao động dệt may ở TPHCM vẫn cao hơn so với Indonesia, Bangladesh.

Với giá nhân công như vậy, các doanh nghiệp có tìm được đơn hàng có mức giá cạnh tranh không?

- Giá nhân công không rẻ không làm mất đi lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Nguyên nhân là do chất lượng lao động của Việt Nam ngày càng cải thiện. Trong các lĩnh vực công nghiệp, lao động Việt Nam khéo léo và cẩn thận hơn so với lao động một số nước trong khu vực.

Hiện nay, giá đơn hàng dệt may ở Việt Nam khá cao. Đơn giản là vì doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng nên có cơ hội chọn lựa. Trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng 14% so với cùng kỳ. Việc Trung Quốc cơ cấu lại nền kinh tế cũng khiến cho nhiều khách hàng tìm đến Việt Nam. Hiện tại mặt bằng giá đơn hàng của Việt Nam có tăng so với năm ngoái, trung bình mức tăng khoảng 10%. Với mức tăng này thì mới bù được các chi phí về nguyên liệu đầu vào, lương cho người lao động.

Hiện vẫn có một số doanh nghiệp chấp nhận đơn hàng giá thấp hoặc bằng năm ngoái, do không có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn. Theo tôi, việc này sẽ gây ra cho doanh nghiệp những khó khăn về cuối năm nay và đầu năm sau vì doanh thu và lợi nhuận khó bù được chi phí. Điều quan trọng theo tôi là doanh nghiệp nên khéo léo hơn nữa trên bàn đàm phán để có giá đơn hàng tốt hơn.

Ông nói là lao động Việt Nam khéo léo và cẩn thận hơn lao động một số nước, như vậy năng suất lao động của Việt Nam có cao hơn so với các nước không?

- Theo tôi thì năng suất lao động ở Việt Nam không cao. Thực ra có rất nhiều yếu tố tác động đến năng suất lao động, như khí hậu, cách thức quản lý, điều hành, công nghệ. Ở Việt Nam có khí hậu nóng, ẩm, nếu không trang bị đầy đủ máy làm mát thì năng suất sẽ kém hơn so với các nước có khí hậu ôn hòa như Trung Quốc. Hay như trình độ quản lý, thời gian tiếp cận với ngành dệt may của Việt Nam không nhiều so với các nước, nên khả năng quản lý chưa cao, năng lực điều hành hạn chế. Công nghệ tại các nhà máy của Việt Nam cũng còn thua so với nhiều nước.

Bên cạnh đó, tuy rằng ở Việt Nam lao động khá khéo léo và cẩn thận nhưng với khá nhiều đơn hàng nhỏ, khiến người lao động chưa quen việc đã phải làm các đơn hàng khác nên năng suất lao động không cao. Về lâu dài thì cần phải tính toán việc tăng năng suất, đào tạo nhân lực có tay nghề bởi lực lượng lao động ngày càng thu hẹp, chi phí ngày càng tăng cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và nền kinh tế.

Theo ông phải làm gì để năng suất lao động trong nước tăng cao, làm tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam?

- Để có năng suất lao động tốt hơn thì cần rất nhiều giải pháp, trong đó có việc phải tăng năng suất cá nhân, bằng huấn luyện và đào tạo tay nghề cho công nhân, việc này ở Việt Nam chưa được chú trọng nhiều, đồng thời phải cải tiến cách thức điều hành cho khoa học, hợp lý để người lao động yên tâm làm việc và đạt được hiệu quả cao nhất, phải tiết kiệm nhiên liệu đầu vào, và áp dụng công nghệ tiên tiến…

Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng quy trình Lean (sản xuất tinh gọn) vào trong sản xuất hàng hóa. Đây là một phương pháp tốt, loại bớt các thao tác thừa và nâng cao ý thức của người lao động nên cũng là một cách để tăng năng suất.

(Theo Thanh Thương // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Grant Thornton: Chỉ dựa vào khách nội địa là không đủ
  • Nhà đầu tư nước ngoài : Bluechips vẫn là số 1
  • Chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức: Mô hình kinh doanh hiệu quả!
  • M&A: quan trọng nhất là năng lực và sự sẵn sàng
  • Bệnh viện Đa khoa Ngọc Linh: Mô hình bệnh viện - khách sạn
  • Cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế và hải quan : DN cần nhất quán trong áp dụng
  • Nên xây dựng bộ tiêu chuẩn tích hợp cho xuất khẩu thủy sản
  • “Công nghệ chiếu sáng ‘xanh’ giúp giải bài toán thiếu hụt năng lượng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao