Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn vận tải biển APL Hoa Kỳ sẽ mở rộng đầu tư về nhân sự và dịch vụ

Tại buổi khai trương tuyến vận tải trực tiếp Việt Nam - Hoa Kỳ mới đây, Tập đoàn vận tải biển APL đã khẳng định quyết tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Phóng viên Báo Đầu tư đã có cuộc trao đổi với ông Barry Akbar, Tổng giám đốc APL Việt Nam về những dự định của APL tại Việt Nam trong thời gian tới.


Ông Barry Akbar

Tại sao APL khai trương dịch vụ mới trong thời điểm kinh tế đang suy thoái hiện nay, thưa ông?

APL khai trương một dịch vụ vận chuyển trực tiếp từ Việt Nam vì nhận thấy vị trí của Việt Nam đã được nâng lên như là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu. Năm 2007, APL đã thực hiện một báo cáo nghiên cứu về tình hình giao thông và logistics ở Việt Nam. Báo cáo “Giao thông và logistics Việt Nam: thử thách và cơ hội” đã kết luận rằng, giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế thị trường của Việt Nam và quá trình phát triển tiềm năng như một quốc gia thương mại sẽ được thúc đẩy để bắt kịp trình độ phát triển của thế giới về hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng và logistics.

Ông có thể cho biết ưu thế của dịch vụ do APL cung cấp?

Trước đây, những thuyền tiếp nhiên liệu nhỏ hơn được dùng để trung chuyển hàng hóa đến và đi từ cảng hàng hải nước cạn trên thượng lưu của TP.HCM. Thực tế này làm thời gian vận chuyển kéo dài hơn, vì phải mất hàng giờ để vận chuyển lên và xuống trên sông và còn mất thêm thời gian để kết nối với những tàu vượt đại dương lớn hơn tại những quốc gia khác. Trong khi đó, với tuyến mới của APL, thời gian vận chuyển hàng giảm 2 - 4 ngày so với trước đây.

Nhóm ngành hàng nào sẽ là đối tượng nhắm tới của APL, thưa ông?

Giày dép và may mặc là hai mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam. Hàng hóa đông lạnh cũng là một mục tiêu quan trọng khác. Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với khoảng 20% khối lượng hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ. Trong khi đó, những mặt hàng nhập khẩu quan trọng bao gồm: máy móc - thiết bị, sản phẩm từ dầu mở, phân bón, thép và sợi cotton.

Liệu khủng hoảng kinh tế có ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của APL ở Việt Nam?

Điều kiện khó khăn bao trùm tất cả các thị trường và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng cam kết lâu dài của chúng tôi với Việt Nam là không đổi. Các cơ sở như SP-PSA và dịch vụ vận chuyển trực tiếp đến các thị trường lớn chính là tương lai của Việt Nam. Chúng tôi muốn có lợi thế của người tiên phong, vì chúng tôi có các thị trường quan trọng khác ở châu Á, như Trung Quốc và Ấn Độ.

Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp logistics gặp phải khi đầu tư và hoạt động ở Việt Nam là gì, thưa ông?

Việt Nam cần nhiều vốn đầu tư, chuyên môn và cơ sở hạ tầng hơn. Cơ sở hạ tầng đường bộ, kho bãi chưa đạt chuẩn quốc tế là cản trở lớn đối với việc phát triển hệ thống giao thông - vận tải cũng như hoạt động logistics một cách có hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Ông có thể chia sẻ chiến lược phát triển của APL tại Việt Nam?

Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những cơ hội để củng cố vị trí chiến lược ở Việt Nam. Sự phát triển nào cũng nhằm đem lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam con đường nhanh và hiệu quả để đến được thị trường châu Á và toàn cầu. APL sẽ mở rộng đầu tư về mặt nhân sự và dịch vụ.

APL có kế hoạch mở thêm nhiều dịch vụ vận chuyển container từ Việt Nam đến các khu vực khác không, thưa ông?

Chúng tôi đang nghiên cứu nhiều lựa chọn khác để hỗ trợ thêm cho dịch vụ hiện tại - được coi là một trong những ngành công nghiệp năng động nhất. APL vừa thực hiện những chuyến cập cảng hàng tuần trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam - từ Thành phố Hồ Chí Minh ở miền Nam, Đà Nẵng ở miền Trung và Hải Phòng ở miền Bắc.

APL còn có các chuyến tàu nhỏ cập cảng trên khắp cả nước. Những dịch vụ này kết nối với các trung tâm chiến lược bằng các tàu nhỏ và sau đó hòa vào mạng lưới toàn cầu của APL và sẽ cập cảng tại tất cả các thành phố lớn ở châu Á, Trung Đông, châu Âu và Mỹ.

(Theo Hoàng Hiệp/Đầu Tư)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Giám đốc nhân sự- hành chính, Công ty TNHH Một thành viên May mặc Bình Dương Nguyễn Hồng Anh: Cần có chính sách mạnh hơn để thu hút lực lượng lao động
  • Petrolimex: “Cứ lỗ như thế này thì làm gì có tích lũy”
  • Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Minh Long 1 Lý Ngọc Minh: Chúng tôi sẽ hướng vào thị trường trong nước
  • Ông Võ Trường Thành, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Trường Thành:
  • “CSR là bổn phận”
  • Tăng trưởng thị trường nội địa : Dấu hiệu phục hồi kinh tế
  • Bosch đặt mục tiêu tăng trưởng hai chữ số năm nay
  • Khó tránh việc “hút” nhân lực của nhau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao