Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tất cả đều hướng về "người lính" trên mặt trận kinh tế (Phần 1)

 Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày Doanh nhân Việt Nam, sáng nay (10/10), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với báo Nhân dân tổ chức thành công Diễn đàn Phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập quốc tế tại tòa nhà trụ sở của VCCI. 

Tới tham dự diễn đàn có sự hiện diện của các vị lãnh đạo: TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Thuận Hữu – Phó TBT Báo Nhân dân; Ông Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam, ông Tô Lâm – Thiếu tướng, Phó Tổng cục trưởng tổng cục an ninh, Bộ Công an, bà Lee Ju Song – Giám đốc phụ trách Khu vực Châu Á/Phòng thương mại và công nghiệp quốc tế (ICC), ông Phạm Viết Muôn – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó trưởng ban thường trực Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp, ông Trần Tuấn Anh - Ủy viên thường trực thành ủy – Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Cần Thơ, ông Phùng Quốc Hiền – Chủ nhiệm Ủy ban tài chính Ngân sách quốc hội…cùng hơn 300 doanh nghiệp.
 

TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại diễn đàn
 
Tại diễn đàn,TS Vũ Tiến Lộcđã giới thiệu tóm tắt kết quả bước đầu của Đề án “Phát huy vai trò của doanh nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế” và đề nghị các đại biểu tập trung vào thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề sau: Về đặc trưng của tầng lớp doanh nhân Việt Nam; vai trò, vị thế của doanh nhân trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; mục tiêu phát triển  doanh nhân ở nước ta; giải pháp phát huy vai trò của doanh nhân trong những năm tới.
 
Thứ nhất:Về đặc trưng của doanh nhân Việt Nam hiện nay. Thực tiễn phát triển kinh tế ở nhiều nước trên thế giới và ở nước ta trong hơn 20 năm đổi mới đã cho thấy, các doanh nhân chân chính, thành đạt có những đặc trưng và phẩm chất cơ bản sau đây: Thứ nhất, là người có khả năng nhận biết về các cơ hội kinh doanh, tự tin quyết đoán để nắm chắc và khai thác các cơ hội này. Thứ hai, doanh nhân là người có năng lực lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp, biết tập hợp và phát huy các nguồn lực, tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ để làm gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và làm giàu cho xã hội. Thứ ba, là người có đầu óc sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh nhạy, linh hoạt trước các diễn biến của thị trường, tận dụng được cơ hội kinh doanh, vượt qua khó khăn thách thức, đưa đến sự thành công của doanh nghiệp. Thứ tư, là người dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro, dám chịu trách nhiệm trước mọi quyết định kinh doanh của mình; có lòng say mê kinh doanh và kích thích, dẫn dắt tinh thần kinh doanh của toàn xã hội. Thứ năm, là người có tri thức, nắm vững quy luật vận động của kinh tế thị trường; hiểu biết về thị trường trong nước và thị trường thế giới.
 
Tầng lớp doanh nhân ở nước ta có những ưu điểm nổi bật sau đây: Doanh nhân Việt Nam là kết quả của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Doanh nhân Việt Nam là bộ phận ưu tú trong các tầng lớp, giai cấp xã hội mới. Doanh nhân Việt Nam có tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, và được giáo dục bởi hệ tư tưởng của Đảng. Doanh nhân Việt Nam mặc dù mới được hình thành và phát triển trong một thời gian ngắn và trong điều kiện thể chế kinh tế thị trường chưa thật sự hoàn thiện, nhưng đã thể hiện tinh thần dân tộc, ý chí kinh doanh, quyết tâm làm giàu chính đáng.
 
 

Các đại biểu tham dự diễn đàn
 
Thứ hai:Về vai trò, vị thế của doanh nhân trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vai trò của tầng lớp doanh nhân nước ta hiện nay thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau đây: Doanh nhân là lực lượng chủ yếu tạo lập và phát triển một mô hình tổ chức kinh doanh mới – mô hình doanh nghiệp hiện đại, đại biểu cho lực lượng sản xuất mới ở nước ta. Doanh nhân là lực lượng quyết định chủ yếu giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo ra chuỗi giá trị mới cho xã hội. Doanh nhân Việt Nam là một trong những lực lượng quan trọng góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và cả trong thời kỳ quá độ lâu dài.

Thứ ba :Về công tác phát huy vai trò của doanh nhân của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua.Vai trò của doanh nhân Việt Nam lần đầu tiên đã được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa IX (năm 2003) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các nhà doanh nghiệp, doanh nhân được nêu lên như là một tầng lớp xã hội, cùng với các giai cấp và các tầng lớp xã hội tạo thành sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Các quan điểm chủ trương của Đảng đối với doanh nhân là tương đối toàn diện, phù hợp với yêu cầu khách quan của đời sống xã hội, với yêu cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội nước ta trong giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, trong thực tiễn, trong nhận thức của xã hội cũng như việc thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về doanh nhân vẫn còn nhiều bất cập. Đội ngũ doanh nhân vẫn chưa được đánh giá đúng với vị thế, vai trò của họ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tư tưởng dè dặt, lo ngại về kinh tế tư nhân và doanh nhân vẫn còn trong tư duy và hành động của một số cán bộ, đảng viên và trong nhân dân. Những hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: Xuất phát từ thực trạng phát triển kinh tế-xã hội. Nguyên nhân từ chính sách và biện pháp phát triển kinh tế tư nhân và tầng lớp doanh nhân. Nguyên nhân từ phía doanh nhân

Thứ tư :Về mục tiêu phát triển doanh nhân ở nước ta.
 
Tiếp theo, TS Lộc trình bày về mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, xây dựng tầng lớp doanh nhân lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, có tinh thần dân tộc và khát vọng kinh doanh, liên kết chặt chẽ và có sức bật lớn, liên tục tiến lên những nấc thang cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu có một số thương hiệu mạnh mang bản sắc Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Tầng lớp doanh nhân trở thành đội quân chủ lực, lực lượng xung kích trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; là một trong những hạt nhân của khối đại đoàn kết dân tộc.

Nam Phuong: Mục tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân đến năm 2020 là: 
 
Một là, tầng lớp doanh nhân có tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, luôn nung nấu quyết tâm cùng toàn dân sớm đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng gia nhập vào các nước có trình độ phát triển trung bình vào năm 2020 và phát triển cao hơn nữa trong những năm sau. Lòng tự hào dân tộc phải được thể hiện trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi sản phẩm, mỗi doanh nghiệp, nâng cao thương hiệu hàng Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới. Tinh thần yêu nước phải là động lực chủ yếu chi phối mọi hoạt động của doanh nhân.Hai là,tầng lớp doanh nhân có ý chí kinh doanh, khát vọng làm giàu và có tầm nhìn xa;Ba là, tầng lớp doanh nhân chuyên nghiệp, có đủ kỹ năng quản trị kinh doanh, nắm vững các kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị doanh nghiệp hiện đại.Bốn là,tầng lớp doanh nhân tuân thủ pháp luật trong kinh doanh; thực hiện cạnh tranh lành mạnh.Năm là,tầng lớp doanh nhân có trách nhiệm xã hội. Bảo đảm các quyền lợi và tạo điều kiện cho sự phát triển của người lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp. Tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, gắn lợi ích của cá nhân, doanh nghiệp với cộng đồng và xã hội. Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường , phát triển bền vững.Sáu là,tầng lớp doanh nhân đoàn kết, hợp tác, liên kết chặt chẽ vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì năng lực cạnh tranh của quốc gia, tránh khuynh hướng bản vị, cục bộ, địa phương, cạnh tranh không lành mạnh.
 Thứ năm :Về một số nhiệm vụ và giải pháp

. Thống nhất nhận thức về vai trò, vị thế của tầng lớp doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  

. Tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh doanh bình đẳng và thuận lợi để doanh nhân phát huy ý chí kinh doanh

. Có chính sách trợ giúp các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời khuyến khích phát triển một số doanh nghiệp lớn, chủ lực đa thành phần kinh tế.

. Tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo và bồi dưỡng doanh nhân 

. Phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh

. Xây dựng văn hóa doanh nhân

. Phát huy vai trò của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp 

. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp phát triển tầng lớp doanh nhân .
 
 
Ông Thuận Hữu - Phó TBT Báo Nhân dân
Ông Thuận Hữu - Phó TBT Báo Nhân dân nhìn nhận Doanh nhân Việt Nam trong công cuộc “ích nước, lợi dân”: Xã hội Việt Nam ngày nay đã có bước phát triển về chất với những tính chất mới và quan hệ mới. Nếu quá trình đào thải một số giá trị xã hội - con người đã lỗi thời, đồng thời xác lập và làm hình thành hệ thống giá trị xã hội - con người mới có thể đưa tới một số diễn biến phức tạp, có thể làm rối trí những suy ngẫm giản đơn, thì chính lúc này, văn hóa lại đang nổi lên như một yếu tố quan trọng, có khả năng định tính bản chất, hành vi của mỗi con người, mỗi cộng đồng nghề nghiệp. Đối với doanh nhân, nếu xét từ góc độ kinh tế thì “tính khả biến” của thị trường trong và ngoài nước đang đặt họ trước nhiều bài toán cần tìm ra lời giải, thì xét từ góc độ văn hóa, nhân cách và uy tín của doanh nhân trước xã hội là thái độ, ứng xử của họ đối với nền kinh tế trong nước, là đóng góp đối với sự phát triển chung. Quan hệ mật thiết giữa “ích nước” và “lợi nhà” không phải là ý muốn của riêng ai, cũng không phải là sự áp đặt của xã hội lên hoạt động và kết quả hoạt động của doanh nhân. Sự gắn bó chặt chẽ giữa kinh tế đất nước với hoạt động của doanh nhân tự thân nó đã chứa đựng ý nghĩa chung - riêng, đòi hỏi doanh nhân cần giải quyết một cách hài hòa. Bởi, nếu không xử lý nghiêm túc về quan hệ đó, doanh nhân sẽ khó có thể giải quyết hiệu quả các công việc mà sản xuất - kinh doanh luôn đặt ra một cách thường xuyên, đòi hỏi phải giải quyết sao cho có thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đặt ra.

Làm được như thế, doanh nhân sẽ tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, từ đó hình thành nên một đội ngũ doanh nhân có vai trò như là “chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”. Tuy nhiên, cũng từ mục đích làm ra lợi nhuận, chúng ta phải thừa nhận một thực tế là từ đó có thể làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực, và lối “kinh doanh hoang dã”, chụp giật, không quan tâm đến lợi ích của người khác, rộng hơn là không quan tâm đến lợi ích của cả cộng đồng, sẽ đẩy nhân cách và hành vi của doanh nhân tới chỗ đối lập với các giá trị đạo đức. Vì thế, nói văn hóa là một tiêu chí xã hội sử dụng để đánh giá một doanh nhân, trước hết là ở lĩnh vực đạo đức kinh doanh và ý nghĩa của hoạt động kinh doanh đối với xã hội.

Bài toán đang đặt ra ở thời hiện tại và tương lai là hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, nhưng không để dẫn tới tình trạng “tự đánh mất mình”, không biến thị trường trong nước thành nơi tiêu thụ hàng hóa thứ phẩm, không xây dựng được một đội ngũ doanh nhân có nội lực, có trình độ, có tinh thần dân tộc, có bản lĩnh,... để từng bước tham gia quá trình hội nhập. Với ý nghĩa đó, tinh thần dân tộc cần trở thành một bộ phận cấu thành nên phẩm chất của doanh nhân. Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đang được triển khai rộng khắp trong xã hội không chỉ có ý nghĩa đối với người tiêu dùng, cần nhìn nhận ý nghĩa của Cuộc vận động đối với các doanh nhân. Bản lĩnh, trình độ của doanh nhân Việt Nam như thế nào, một phần được thể hiện qua khả năng chiếm lĩnh và làm chủ thị trường nội địa, trực tiếp đáp ứng các nhu cầu của nhân dân trong nước. Vì thế, trong hôm nay và cả mai sau, khát vọng làm giàu của doanh nhân Việt Nam cần gắn liền với khát vọng dân tộc. Đóng góp để dân tộc giàu mạnh thì đội ngũ doanh nhân sẽ càng thêm giàu mạnh. Nhận thức và hành động vì điều đó, giới doanh nhân Việt Nam sẽ trở thành niềm tự hào của dân tộc, luôn nhận được sự đồng tình của nhân dân, được tôn vinh như những người con ưu tú của dân tộc trong thời đại mới.


Ông Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
 
Tiếp đến, ông Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đánh giá cao vai trò của cộng đồng doanh nhân:"Từ xa xưa, ông cha ta đã quan tâm tới sự phát triển thương mại để nhằm phát triển kinh tế đất nước. Doanh nhân Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, họ tạo ra việc làm cho lao động, làm giàu cho đất nước, tham gia đóng góp ngân sách nhà nước…Và vai trò của doanh nhân lại càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác xã hội của doanh nhân cũng được triển khai tích cực, có đóng góp to lớn cho xã hội. Gần đây nhất là việc cơn bão số 9 đã gây ra thiệt hại nặng nề thì doanh nghiệp cũng là lực lượng đi đầu với tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn mất mát của người dân…Doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế có bước phát triển nhanh về số lượng và chất lượng, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhưng trước sức ép của hội nhập kinh tế, doanh nhân Việt Nam cần phải có tinh thần sáng suốt hơn, bản lĩnh hơn để cùng nhau cạnh tranh lành mạnh trên trường quốc tế, trở thành nhân vật trung tâm trong CNH-HĐH đất nước”.

 

Bà Lee Ju Song - Giám đốc phụ trách Khu vực Châu Á của Phòng thương mại và công nghiệp quốc tế ( ICC) đang phát biểu tại diễn đàn

Tại diễn đàn,bà Lee Ju Song - Giám đốc phụ trách Khu vực Châu Á của Phòng thương mại và công nghiệp quốc tế ( ICC) đã có bài phát  biểu ý kiến về “Giải thưởng doanh nhân Việt Nam tiêu biểu 2009: Phát triển doanh nghiệp: Thách thức, cơ hội và phương thức trợ giúp của ICC”. Theo bà Lee, doanh nghiệp đóng vai trò quyết định đối với thành công của Việt Nam. Vấn đề thách thức là  ở chỗ các doanh nhân  không thể tự được tạo ra. Tuy nhiên chúng ta có thể tạo môi trường thích hợp– một môi trường khuyến khích: tính sáng tạo; sự nổi trội, và sự khao khát chấp nhận rủi ro và khao khát thành công.Giải thưởng doanh nhân Việt Nam tiêu biểu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp thông quaviệc công nhận và trao thưởng cho những thành công và thành tựu của họ. Thách thức tiếp theo là cạnh tranh thành công với các quốc gia khác. Vì vậy, ICC hy vọng, tại Diễn đàn này, các cuộc tranh luận có thể góp phần vào việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp ở Việt Nam để cạnh tranh thành công với các quốc gia khác. Khi khu vực và toàn bộ thế giới đang phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính, thương mại trong khu vực và trên thế giới cũng sẽ phục hồi. Sẽ có các cơ hội kinh doanh mới khi các quốc gia đang phát triển tăng cường các chương trình phát triển của họ. Bà Lee cũng cho biết thêm, với sự giúp đỡ của VCCI, ICC đã thiết lập một mối quan hệ công việc tốt đẹp với Tổng Cục Hải quan Việt Nam để cùng nhau làm việc hướng đến thực thi sớm Hệ thống Carnet ATA tại Việt Nam.

(Theo Nam Phương, Hồ Hường, Bích Ngọc, Lưu Vân, Đình Quân,Thanh Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • DN Việt Nam - Ấn Độ cần tăng cường trao đổi thông tin
  • Bén rễ để lớn mạnh
  • DNNVV thực hiện CSR : Kết nối với chuỗi liên kết toàn cầu
  • Liên kết để phát triển
  • Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào các tỉnh ĐBSCL
  • Doanh nghiệp cổ phần nhà nước thu hút đầu tư kém
  • Ước gì như Vinashin...
  • Intel hướng đến điện toán cá nhân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao