Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tất cả đều hướng về "người lính" trên mặt trận kinh tế (Phần 2)

 
TS. Thiếu tướng Tô Lâm – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An Ninh – Bộ Công an
TS. Thiếu tướng Tô Lâm – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An Ninh – Bộ Công an đã trình bày về An ninh quốc gia, an ninh kinh tế trong thời ký hội nhập quốc tế và vai trò của doanh nhân, doanh nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Tiềm lực kinh tế luôn gắn liền với tiềm lực đảm bảo an ninh quốc gia (ANQG), bảo vệ Tổ quốc. Thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội cũng như các thách thức lớn; các vấn đề về bảo vệ ANQG, an ninh kinh tế cũng đang có những yêu cầu thay đổi lớn cả về nhận thức, phương thức, biện pháp. Hội nhập kinh tế, sự thâm nhập tác động đan xen, phục thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, giữa các thành viên trong các thiết chế kinh tế khu vực và thế giới; sự ràng buộc trong các luật lệ quốc tế, sự xâm nhập, chi phối thị trường của doanh nghiệp các nước, nhất là các nước phát triển gần như không có biên giới quốc gia đặt ra cho chúng ta yêu cầu nhìn nhận một cách toàn diện, mềm dẻo hơn các vấn đề lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam…

Trước tình hình nêu trên, doanh nhân, doanh nghiệp đã và đang tiếp tục khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của mình đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và góp phần tích cực đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh quốc gia trong thời kỳ hội nhập ngày nay. Họ là lực lượng đi đầu trong việc thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước, chính phủ. Thời gian tới, với vai trò đầu tàu dẫn dắt nền kinh tế và để góp phần thiết thực hơn nữa đối với sự ổn định, phát triển xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia, đề nghị các doanh nhân, doanh nghiệp: Tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, không ngừng sáng tạo làm giàu cho đất nước, nâng tầm đẳng cấp, sự phong phú và sức sống của các sản phẩm hàng hoá và thương hiệu Việt trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người lao động, tích cực thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, cộng đồng doanh nhân cần nhận thức sâu sắc về vai trò, mối quan hệ không thể tách rời giữa ổn định an ninh và phát triển kinh tế; thường xuyên phối hợp, hỗ trợ lực lượng an ninh và các lực lượng hữu quan thực hiện các mục tiêu của chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế, xây dựng môi trường hoà bình để phát triển bền vững.

Nhà nước và nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang phải đương đầu đối phó với tình hình suy thoái, khủng hoảng tài chính, kinh tế có tính toàn cầu. Với những kết quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta kỳ vọng và tin tưởng cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều thành tựu vượt bậc, góp phần quan trọng đem đến sự ổn định, phát triển, giàu mạnh của nền kinh tế quốc dân, nâng cao tiềm lực quốc gia.

 Ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam đã đưa ra đề án một số giải pháp xây dựng và phát triển doanh nhân đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế” .
 

Ông Vũ Quốc Tuấn - Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam 

Theo ông Tuấn, đề án sẽ chia làm 4 phần:
 
Phần I. Thực trạng tầng lớp doanh nhân Việt Nam. Những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của tình hình. Theo ông, mặt mạnh của doanh nhân hiện nay :  Lòng yêu nước và tinh thần dân tộc cao; nhiều doanh nhân sinh trưởng trong gia đình cách mạng hoặc chịu ảnh hưởng tốt của cách mạng; đây là mặt chủ yếu và quan trọng nhất, cần nhấn mạnh và khơi dậy hơn nữa;  tính năng động cao, dám chịu rủi ro, có sức bứt phá mạnh: đó là có nhiều doanh nhân ở độ tuổi sang sức, có trình độ văn hóa tối thiểu; chịu đựng gian khổ, bền bỉ khắc phục khó khăn,…Tuy nhiên, mặt yếu của doanh nhân hiện nay : tầm nhìn còn hạn hẹp, có tâm lý ăn sổi, thiếu tự tin, thiếu ý chí kinh doanh lớn; Số lượng còn ít, quy mô doanh nghiệp nhỏ lẻ, vốn liếng ít; thiếu kiến thức kinh doanh trong kinh tế thị trường; thiếu am hiểu luật pháp quốc tế trong kinh doanh ; thiếu tinh thần hợp tác, liên kết trong kinh doanh; văn hóa kinh doanh còn kém, thiếu tự giác tôn trọng pháp luật kinh doanh,…

Phần II. Quan điểm chỉ đạo và mục tiêu chủ yếu trong việc xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân.  Mục tiêu chủ yếu về xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân trong thời gian tới. Mục tiêu tổng quát trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 - 2020 là tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành "nước công nghiệp theo hướng hiện đại" (hoặc trở thành "nước công nghiệp có trình độ phát triển trung bình" như đang nghiên cứu hiện nay?). Đó là một bước phát triển mới, đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước ta.Mục tiêu về xây dựng và phát triển doanh nhân đến năm 2020 phải đạt được như sau : Xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân có tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc ; có ý chí kinh doanh, khát vọng làm giàu và có tầm nhìn ; có đủ kỹ năng quản trị kinh doanh ; tuân thủ pháp luật trong kinh doanh ; có trách nhiệm với  xã hội ; xây dựng và phát triển doanh nhân thành một tầng lớp đoàn kết, hợp tác, liên kết liên doanh chặt chẽ vì sự phát triển bền vững của đất nước, vì năng lực cạnh tranh của quốc gia, tránh mọi khuynh hướng bản vị, cục bộ, địa phương, tranh giành thị trường, cạnh tranh không lành mạnh. 


Bàn chủ tọa từ trái qua phải: Ông Hà Văn Núi – Phó Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam, TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Thuận Hữu – Phó TBT Báo Nhân dân

Phần III. Các giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân. Thống nhất nhận thức về vị trí, vai trò của tầng lớp doanh nhân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.  Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để doanh nhân Việt Nam phát huy tiềm năng trong công cuộc phát triển đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo thuận lợi hơn nữa cho việc thành lập và mỏ rộng doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt những thủ tục rườm rà, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Phát triển hệ thống đào tạo, bồi dướng doanh nhân. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trên thị trường trong nước và thị trường thế giới hiện nay đồng thời để chuẩn bị lực lượng cho thời kỳ phát triển mới, cần nâng cao trình độ mọi mặt cho doanh nhân. Phát triển mạnh mẽ các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân, như: hệ thống thông tin, dự báo; hệ thống dịch vụ phát triển kinh doanh, phát triển doanh nghiệp; các vườn ươm doanh nghiệp...
 
Phần IV. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc xây dựng và phát triển tầng lớp doanh nhân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các hội, hiệp hội doanh nghiệp, thực hiện các chính sách khuyến khích, đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức này, khắc phục những vi phạm pháp luật. Ông khẳng định: điều quan trọng là phải phát huy vai trò dân tộc của tầng lớp doanh nhân Việt Nam.
 
 
Ông Hoàng Huy Hà – Phó TGĐ BIDV
Đại diện cho doanh nghiệp, ông Hoàng Huy Hà – Phó TGĐ BIDV cho biết, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong bốn ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam. Được thành lập từ năm 1957, trong 53 năm qua, BIDV đã nỗ lực phục vụ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế của đất nước. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, phát huy truyền thống 53 năm hoạt động vì sự phát triển của đất nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn là doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế đất nước, đi đầu trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và tiên phong trong lĩnh vực an sinh xã hội hội, trong đó đi tiên phong có những đóng góp tích cực trong công tác phục vụ cộng đồng.
 
Đây cũng là điểm nhấn văn hoá doanh nghiệp của BIDV, được thể hiện qua một số vấn đề cơ bản sau đây: 1. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo thông qua hoạt động nghề nghiệp. 2.Tích cực thực hiện các hoạt động vì cộng đồng. 3. Tích cực thực hiện các chương trình vì cộng đồng theo yêu cầu chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.4. BIDV- ngân hàng tiên phong trong việc thực hiện vận động doanh nghiệp cùng chung tay hướng về cộng đồng. 5.Hoạt động hỗ trợ cộng đồng được nghiên cứu và xây dựng một cách khoa học.

PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện Kinh tế Việt Namđã trình bày về những vấn đề triển vọng của nền kinh tế Việt Nam.

Theo GS Thiên, chắc chắn thế giới sẽ biến đổi cực kỳ mạnh mẽ sau cuộc khủng hoảng “trăm năm có một” đang diễn ra như A. Greenspan nhận định. Chính thế giới đó sẽ quyết định triển vọng và sự lựa chọn của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp – và thậm chí, của từng cá nhân.

Việt Nam trong khung cảnh hậu khủng hoảng của thế giới. Sau khủng hoảng, sẽ có một thế giới thay đổi rất nhiều, rất mạnh, trong đó có hai xu hướng di chuyển quan trọng: Thứ nhất, là di chuyển công nghệ thấp đến các nước đi sau, kém phát triển. Đây là điểm mà Việt Nam phải đặc biệt cảnh giác, nếu không có định hướng rõ thì sẽ bị mê hoặc bởi giá cả “cho không”, vì phía sau giá cả rẻ của công nghệ thấp, gắn liền với nó là nguồn nhân lực chất lượng thấp, sẽ là thảm họa lâu dài cho quốc gia và dân tộc.
 
Thứ hai, là luồng di chuyển công nghệ cao. Những nước nghèo, những nước kém phát triển cũng muốn nhập cuộc và cũng có cơ hội nhập cuộc. Đấy là một cơ hội rất lớn, nhưng điều kiện cho sự nhập cuộc ấy là gì? Điều quan trọng là phải đổi mới tư duy, bởi vì trong nhiều trường hợp, ở các nước lạc hậu đi sau, những tầng nấc văn hóa, tư duy phát triển theo kiểu truyền thống là sức cản rất lớn. Điều thứ hai là phải tính đến chiến lược đối tác - đối thủ trong một thế giới cạnh tranh quyết liệt, trong một khu vực đang đặc biệt sôi động và bất ổn như ở vùng châu Á - Thái Bình dương. Trong giai đoạn tới, có hai điểm Trung Quốc sẽ làm quyết liệt: (1) công nghệ cao, (2) biển và Đại dương. Hai điều này đều gắn với Việt Nam.
 
Về đại thể, có ba nhóm tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Một là, tác động khủng hoảng ngắn hạn, làm cho nền kinh tế và xã hội gặp rất nhiều khó khăn, cộng hưởng với những khó khăn to lớn trong hai năm “hậu” gia nhập WTO mà nền kinh tế còn chưa thoát ra khỏi. Tại sao trong hai năm sau gia nhập WTO, Việt Nam lại gặp nhiều khó khăn như vậy, cái cộng hưởng của hai năm đó là thế nào? Hai là Việt Nam sẽ thoát khỏi khủng hoảng, nhưng những điểm yếu của cơ cấu mà mô hình tăng trưởng không hiệu quả để lại còn nguyên, thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Ba là, tác động của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế thế giới đến Việt Nam. Sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới làm cho tác động này trở nên đặc biệt mạnh mẽ và sâu sắc.
 
PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện Kinh tế Việt Nam

Tổ hợp tác động của ba nhóm yếu tố đó cho phép hình dung đại thể quy mô, tính chất của các thời cơ và thách thức lớn mà nền kinh tế nước ta đối mặt. Nó cũng định vị tầm vóc, nội dung và cách thức tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam xác định tầm nhìn và phương hướng chiến lược để vượt lên sau khủng hoảng. Ông Thiên đặt ra vấn đề cần nhìn nhận thế giới sau khủng hoảng như thế nào? Theo ông, thứ nhất, những xu hướng cơ bản vẫn được khẳng định, nhưng có những biểu hiện, động thái và tác động mới.Thứ hai, những xu hướng mới Chủ nghĩa bảo hộ phục hồi tuy không lấn át được xu thế toàn cầu hóa - tự do hóa, góp phần làm gia tăng xung đột và tranh chấp kinh tế - thương mại giữa các nước; Vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước tăng lên; Diễn ra quá trình định vị lại tương quan sức mạnh và cục diện phát triển quốc tế. Một cuộc tái cấu trúc kinh tế toàn cầu ( Xu hướng dịch chuyển mạnh các dòng đầu tư, trong đó cần đặc biệt lưu ý đến xu hướng đầu tư của Trung Quốc và từ Trung Quốc ra bên ngoài; Bên cạnh xu hướng phát triển công nghệ cao được thúc đẩy mạnh mẽ ở các nước phát triển, diễn ra quá trình di chuyển công nghệ trên quy mô lớn (cực lớn) theo hai xu hướng:i) Một là di chuyển mạnh công nghệ cao về phía BRIC; ii) Hai là di chuyển mạnh công nghệ thấp từ Trung Quốc sang các nền kinh tế đẳng cấp thấp hơn (dòng chính: từ Trung Quốc sang ASEAN// Việt Nam)).

Vậy tái cấu trúc là gì? Một là, thay đổi những xu hướng phát triển, cân bằng lại ở một tầm khác các xu hướng phát triển. Hai là, chuyển sang hệ thống công nghệ cao, kinh tế tri thức sẽ được đẩy mạnh với một tốc độ rất lớn, cấu trúc thể chế sẽ thay đổi. Tái cấu trúc toàn cầu có mấy điểm liên quan đến Việt Nam cần được đặc biệt lưu ý. Đó là:Thứ nhất, vai trò của Trung Quốc ngày một nổi lên. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc hiện là 2.300 tỷ đô la. Mỗi ngày Trung Quốc có thêm 1-2 tỷ đô la dự trữ, một năm tích lũy được gần 400 - 500 tỷ USD dự trữ. Đứng về mặt kinh tế học thì đó là một sự lãng phí, nhưng mặt khác, lượng dự trữ ngoại tệ lớn lại là một thế lực giúp Trung Quốc gặt hái được nhiều lợi ích, nhất là tại thời điểm cả thế giới khủng hoảng đang "khát tiền".Thứ hai,sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc gắn với thời đại “đại công xưởng” thứ hai. Sản xuất đại công xưởng của Trung Quốc tràn ra và chiếm thị trường thế giới với tốc độ và sự quyết liệt khủng khiếp. Khi thế giới xóa bỏ Hiệp định Đa sợi, mở cửa thị trường dệt may thì những nước đang phát triển lo sợ rằng hàng dệt may Trung Quốc sẽ “thanh lý” thị trường dệt may toàn cầu. Xu hướng đó là tất yếu, mang bản chất cạnh tranh thị trường. Đối với những nước đang phát triển, đó là điều rất đáng lo ngại. Về mặt chiến lược, chúng ta phải nghiên cứu rất nghiêm túc vấn đề này.Thứ ba,khi đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc lên giá, chắc chắn làn sóng đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc mua tài nguyên, mà sẽ mang tiền ra đầu tư ở nước ngoài. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc thực hiện chiến lược đầu tư rất mạnh ra các nước đang phát triển, ASEAN và Việt Nam là địa bàn đầu tiên được tính đến. Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình di chuyển công nghệ (và chắc chắn không chỉ như vậy). Xu hướng này sẽ được đẩy mạnh gấp bội trong thời gian tới, đặt ra một bài toán lớn cho Việt Nam và các nước ASEAN.
 
Kinh tế Việt Nam bước vào giai đoạn mới: Thế và lực tổng quát của nền kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, nhìn chung và trên các tuyến trục cơ bản là tích cực, thể hiện ở: Các chỉ số tăng trưởng; Các chỉ số biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội; Sự thay đổi cơ chế và quỹ đạo phát triển kinh tế; Thế lực hội nhập quốc tế. Nhưng các khía cạnh chất lượng (hiệu quả, năng lực cạnh tranh và tính bền vững) còn nhiều điểm yếu, thậm chí nghiêm trọng. Bộc lộ rõ trong 2 năm "hậu WTO". Ông Thiên cũng đưa ra các vấn đề của nền kinh tế bộc lộ sau 2 năm gia nhập WTO và một năm đương đầu với khủng hoảng kinh tế toàn cầu như: Bất cập của mô hình tăng trưởng: tăng trưởng nóng, chiều rộng, hướng nội, dựa vào khai thác tài nguyên, dựa vào đầu tư vốn, vào khai thác lao động rẻ, thiếu kỹ năng, dựa vào DNNN…

 
 Từ đó, đánh giá lại các lợi thế phát triển.Ngoài các lợi thế - bất lợi thế truyền thống vẫn thường được đề cập từ trước đến nay (lợi thế nguồn nhân lực đông - rẻ, lợi thế tài nguyên, lợi thế ổn định chính trị - xã hội, v.v.), trong chiến lược lần này, cần đặc biệt lưu ý phân tích, đánh giá một số lợi thế đặc thù rất quan trọng của nước ta như: + Lợi thế địa - chiến lược ; + Lợi thế về hình thể đất nước; + Lợi thế “cơ cấu dân số vàng”; + Lợi thế về nguồn nhân lực có tiềm năng trí tuệ và kỹ năng lao động cao; + Lợi thế ổn định chính trị - xã hội; + Lợi thế mạng lưới người Việt Nam ở nước ngoài đông đảo và rộng khắp trên thế giới; + Lợi thế của nước đi sau. Đánh giá trạng thái xuất phát tổng thể sang giai đoạn mới. Thứ nhất, nhận diện đúng thực trạng của nền kinh tế sau 2 - 3 năm chống chọi với lạm phát và bất ổn vĩ mô, đối phó với khủng hoảng; đánh giá tác động của thực trạng đó đến các tính toán mục tiêu và bước đi chiến lược của giai đoạn tới. Nhận định tổng quát phải chăng là: + Nền kinh tế bộc lộ rõ điểm mạnh, điểm yếu (nhất là các điểm yếu), tạo cơ sở cho một cuộc mổ xẻ và đổi mới triệt để.+ Việt Nam sẽ sớm thoát khỏi tình trạng suy giảm tăng trưởng và bất ổn do tác động của khủng hoảng. Song, điều quan trọng là: "khi khủng hoảng đã đi qua, các điểm yếu cơ cấu và thể chế được coi là rất đáng lo ngại vẫn còn đó". Đây là yếu tố quy định thực trạng xuất phát. Thứ hai, nhận diện và định vị tổng thể trạng thái xuất phát chiến lược của nền kinh tế trong tổ hợp của 4 yếu tố: điểm mạnh, điểm yếu - thời cơ, thách thức.
 
 
 Ông Cao Văn Triệu – đại diện một doanh nghiệp đã đưa ra hai vấn đề ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Đó là nhận thức về hoạt động phát triển xã hội của doanh nghiệp có liên quan tới doanh nghiệp và thứ hai là gói kích cầu của Chính phủ. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xã hội, cty của ông đã tăng cường các hoạt động xã hội tới cộng đồng. Trong thời điểm khó khăn do khủng hoảng toàn cầu, cty đã tiếp nhận những chính sách của Chính phủ như vay hỗ trợ lãi suất 4% để phục vụ tốt cho hoạt động của doanh nghiệp. 
 
Ông Cao Văn Triệu – đại diện một doanh nghiệpBà Lê Hải Liễu - TGĐ Cty Gỗ Thuận ThànhÔng Lê Quang - TGĐ Cty Xi măng Tây Đô

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ những ý kiến của mình. Đại diện một doanh nghiệp cho rằng:"Lực lượng doanh nhân của Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh và có vai trò to lớn trong nền kinh tế đất nước. Bản thân tôi cho rằng, chúng ta phải làm sao khơi gợi được hoài bão làm giàu của doanh nhân, cái tinh thần dân tộc của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, khơi gợi tinh thần nhân văn của doanh nhân Việt Nam".

"Tôi mong muốn sự cộng sức của Nhà nước và nhân dân. Điều này thể hiện ở chỗ, Nhà nước nên có sự đồng cảm, coi những khó khăn của doanh nghiệp cũng như chính là những khó khăn của bản thân để hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn đó. Tôi mong muốn làm sao sau đề án này thì có một nghị định về doanh nghiệp doanh nhân và có một bộ luật về doanh nghiệp doanh nhân"- vị đại diện doanh nghiệp này bày tỏ."
 
TGĐ CTy CP xi măng Tây Đô (Cần Thơ) cũng đóng góp ý kiến: Vấn đề môi trường đang là vấn đề nổi cộm để phát triển bền vững. Trong khi đó, Chính phủ chưa có văn bản xử phạt cụ thể đối với doanh nghiệp hoạt động liên quan tới môi trường. Do vậy ranh giới giữa những đơn vị làm tốt và làm chưa tốt đều chưa được rõ ràng và không khích lệ được các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Vì vậy trong thời gian tới, cần có biện pháp mạnh mẽ hơn nữa đối với những đơn vị có hoạt động ảnh hưởng tới môi trường, xử phạt và khen thưởng phải nêu tên cụ thể và rõ ràng hơn đồng thời nên phát động mạnh hơn nữa các phong trào về bảo vệ môi trường.
 
TGĐ Cty gỗ Thuận Thành – TP HCM chia sẻ:"Tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm của Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới đội ngũ donh nhân như chúng tôi. Đây là hoạt động có ý nghĩa rất lớn tới doanh nghiệp và đây chính là một động lực cho chúng tôi cố gắng phát triển doanh nghiệp. Làm doanh nghiệp doanh nhân rất bận rộn, ngoài ra chúng tôi phải học hỏi nhiều kiến thức để hội nhập quốc tế. Chúng tôi phải đối mặt với nhiều khó khăn mà chưa được giải tỏa. Trên thế giới, doanh nghiệp được hỗ trợ qua thẻ thành viên APEC, vậy tại sao ở Việt Nam không cung cấp cho chúng tôi một thẻ nào đó để đi lại và làm việc được dễ dàng. Tăng cường nhân sự hoặc có một cách nào đó để giảm bớt các thủ tục về chính sách để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thuận lợi hơn trong việc kinh doanh".
 

Ông Đoàn Xuân Hưng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
 
Ông Đoàn Xuân Hưng – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao chia sẻ:"Doanh nhân doanh nghiệp là lực lượng dẫn dắt đi đầu trong xã hội và họ là những người không chỉ tập trung xây dựng nền kinh tế đất nước mà còn là lực lượng phát triển để đua tranh ra bên ngoài hội nhập quốc tế. Chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động tốt hơn. Ngay cả những chuyên đi ra nước ngoài, chúng tôi cũng luôn tập trung để tìm kiếm những thuận lợi, học hỏi những kinh nghiệm, tổ chức các diễn đàn kinh tế thế giới …để tạo thuận lợi tốt nhất cho doanh nghiệp học hỏi, trao đổi, chia sẻ với bên ngoài, ứng dụng tốt hơn cho doanh nghiệp của mình. Chúng tôi sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng phục vụ, sẵn sàng tập trung mọi điều kiện cho các doanh nghiệp".
 
Kết thúc diễn đàn, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định:"Trong các ý kiến phát biểu đều bày tỏ tinh thần phần khởi với đề án này của trung ương, cũng nhất trí với nội dung trong đề án về phát huy vai trò cũng như vị trí của doanh nhân trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đội ngũ doanh nhân cùng với tầng lớp nông dân, trí thức trở thành một nền tảng cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tăng cường sự gắn bó của các tầng lớp với nhau tạo thành khối đoàn kết doanh nghiệp. Đề án phát triển doanh nghiệp doanh nhân là một bước đột sáng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Chúng ta cũng đã thống nhất những nhiệm vụ, nhận thức về vai trò của doanh nhân; tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho doanh nhân doanh nghiệp; có chính sách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như là chính sách cho các doanh nghiệp lớn; tạo chuyển biến trong đào tạo và giáo dục; nâng cao trách nhiệm; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò của doanh nhân doanh nghiệp; tạo sự nhất trí toàn Đảng toàn quân trong xã hội. Chúng tôi mong rằng các vị đại biểu, các doanh nghiệp sẽ có những đóng góp nhiều hơn nữa cho đề án này để hoàn chỉnh bản đề án để có bản đề án tốt nhất trình lên Bộ Chính trị nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò của tầng lớn doanh nhân trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế

(Theo Nam Phương, Hồ Hường, Bích Ngọc, Lưu Vân, Đình Quân,Thanh Huyền // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Về các DN thuộc thành phần kinh tế tư nhân
  • Tất cả đều hướng về "người lính" trên mặt trận kinh tế (Phần 1)
  • DN Việt Nam - Ấn Độ cần tăng cường trao đổi thông tin
  • Bén rễ để lớn mạnh
  • DNNVV thực hiện CSR : Kết nối với chuỗi liên kết toàn cầu
  • Liên kết để phát triển
  • Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào các tỉnh ĐBSCL
  • Doanh nghiệp cổ phần nhà nước thu hút đầu tư kém
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao