Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Về các DN thuộc thành phần kinh tế tư nhân

Có một số rất đông DN nhóm giữa quả trám chỉ lo làm ăn “chân chỉ hạt bột”

Có một số rất đông DN nhóm giữa quả trám chỉ lo làm ăn “chân chỉ hạt bột”

Cho đến nay đã có khoảng 400.000 DN thuộc thành phần này (phần lớn là DNNVV). Cũng cho đến nay, không ai có thể chối cãi vai trò ngày càng quan trọng, sự đóng góp to lớn và ngày càng có hiệu quả của họ vào tốc độ tăng trưởng và sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Điều quan trọng là vị thế của họ đã được khẳng định bằng đường lối và cả hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước: khuyến khích họ đứng vững, phát triển, đồng hành, đoàn kết hợp tác lâu dài cùng các thành phần kinh tế trong sự nghiệp đổi mới. Đồng thời, trong khuôn khổ pháp luật, Nhà nước cũng giám sát và điều tiết họ khá chặt chẽ trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối theo mục tiêu công bằng xã hội, không để cho họ chệch hướng.

Điều quan trọng hơn là trong thực tế vẫn tồn tại dai dẳng ngay cả trong hệ thống chính sách pháp luật cách đối xử phân biệt, không bình đẳng với họ, vẫn tồn tại những cách nhận định, đánh giá khác nhau, (bóc lột hay không phải bóc lột, là người ăn bám hay là người lao động)... vẫn còn tồn tại cách đánh giá lúc thế này, lúc thế khác.

Sau một loạt bài viết về Doanh nhân VN, tôi xin thử bàn tiếp về thành phần kinh tế đặc thù mới mẻ này mong được trao đổi rộng rãi trên diễn đàn này.

Thứ nhất: Xét về thành phần xuất thân của họ, tôi thấy họ xuất thân từ nhiều giai tầng khác nhau: có nhiều người là cán bộ công nhân viên chức, hoặc cựu chiến binh đã về hưu hoặc rời bỏ biên chế (một số khá đông là đảng viên), có một lớp là con cháu của họ ở các lứa tuổi khác nhau từ lứa tuổi 5X đén 6X, 7X (lứa tuổi 5X nay cũng đã ngoài 50 tuổi thuộc lớp trung niên), lại có cả một lớp tiểu thương tiểu chủ ăn nên làm ra mong muốn "đổi đời"!...

Thứ hai: Trình độ giác ngộ chính trị ý chí quyết tâm của họ rất khác nhau. Do vậy mà động cơ, hoài bão tham vọng của họ cũng rất khác nhau, trực tiếp chi phối đến tư duy và phương thức làm ăn của họ. Lứa trẻ của họ đã tốt nghiệp ngành nghề nào đó nhưng điểm xuất phát của họ đều mang một mẫu số chung khá thấp về trình độ hiểu biết  luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế, về tình hình thị trường trong nước và quốc tế, về những kiến thức cơ bản của văn hoá doanh nhân, về khoa học, nghệ thuật quản lý điều hành, xây dựng phát triển Cty.

Thứ ba:  Xét về cả quá trình phát triển, như mọi thực thể xã hội khác, họ đã tự xếp mình theo một mô hình quả trám, tự phân loại mình thành 3 nhóm cắt ngang quả trám:

- Nhóm đầu quả trám chiếm thứ hạng tiên tiến gồm những người có giác ngộ chính trị đúng đắn, quyết tâm cao, thực sự muốn góp phần xoá đói nghèo tụt hậu, làm giàu cho đất nước và cho bản thân gia đình. Họ dám nghĩ, dám làm nhưng rất thận trọng khi kinh doanh, thượng tôn pháp luật và chính sách, chịu khó nghiên cứu và học hỏi với ý chí tiến thủ cao, muốn vươn lên đỉnh cao của khoa học kỹ thuật để đi tắt đón đầu, nâng cao sản lượng, chất lượng và hiệu quả sản xuất và kinh doanh, hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, coi trọng xây dựng các mối quan hệ, nhất là quan hệ nội bộ DN, cùng làm cùng hưởng nên ngày càng ăn nên làm ra, có tích luỹ thành đạt ở các mức độ khác nhau. Rất đáng chú ý lớp trẻ trong số này, có khát vọng lớn, tầm nhìn xa, năng lực cao lại rất năng động táo bạo đã tạo dựng được cơ ngơi lớn, thương hiệu mạnh, tự tin vững bước vào hội nhập quốc tế.

- Nhóm đầu kia quả trám phía còn lại gồm những kẻ chỉ chăm làm giàu cho bản thân mình, rất giỏi lợi dụng những kẽ hở của pháp luật để làm ăn bất chính, trốn thuế, hàng nhái hàng giả, gian lận thương mại... Rất đáng chú ý trong nhóm này là sự xuất hiện những Cty ma chuyên buôn bán các hoá đơn giá  trị gia tăng, chuyên lừa đảo để vay vốn, xuất khẩu lao động, buôn bán nhà đất ảo... và cũng đã có những dấu hiệu của sự thông đồng với tội phạm quốc tế.

- Số rất đông còn lại thuộc nhóm giữa quả trám tự xếp mình vào loại nhàng nhàng bậc trung, lo làm ăn cải thiện cuộc sống gia đình  và có tích luỹ được một chút, thường làm ăn "chân chỉ hạt bột", nộp thuế đầy đủ, không có khát vọng hoài bão gì lớn, yên phận thủ thường. Trong thứ hạng này cũng có một bộ phận "nhỉnh" hơn rõ rệt, có tích luỹ khá hơn cũng muốn vươn lên, từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh  bằng con đường làm ăn chân chính.

Thứ tư: Về tâm trạng xã hội của từng thứ hạng cũng khác nhau nhưng cũng có một trọng tâm chung là yên tâm phấn khởi, tin tưởng ở đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ngày càng cởi mở thông thoáng, nhất là trong những DN vừa qua ăn nên làm ra thực sự, có tích luỹ bổ sung tăng thêm đồng vốn thực sự.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận họ đang có rất nhiều lo lắng băn khoăn trên nhiều mặt: vốn liếng nhỏ, tổ chức manh mún, trang bị phương tiện công nghệ lạc hậu, lo lắng về hiểu biết kiến thức còn rất thấp và nỗi lo lắng nhất của họ hiện nay, tập trung vào những rào cản vô hình  tồn tại nhiều năm qua mặc dù Nhà nước đã gỡ bỏ được phần nào.

+ Rào cản thứ nhất: là tệ nạn tham nhũng, quan liêu vẫn hoành hành ở các cấp, các cơ quan chức năng, vẫn hàng ngày "hành dân" ở mọi công đoạn sản xuất kinh doanh, gắn với nó là những thủ tục hành chính rườm rà, trái khoáy, chậm sửa chữa, bổ sung hoặc thay thế.

+ Rào cản thứ hai: là sự đối xử bất bình đẳng "con đẻ, con nuôi" giữa họ với các tập đoàn, TCty DN nhà nước.

+ Rào cản thứ ba: thuộc nhiều bất cập của các cơ quan hoạch định chính sách, pháp luật: ban hành các luật lệ và quy định vội vàng chắp vá, áp đặt. Hoạt động dự báo rất kém, chưa giúp được nhiều cho các DN định hướng kinh doanh sản xuất mạnh dạn bỏ vốn đầu tư mở rộng sản xuất.

Thứ năm: Về nguyện vọng: thì chắc chắn 100% DN này đều có một nguyện vọng tha thiết, bức xúc mong được Đảng và Nhà nước các cơ quan chức năng hành động quyết liệt hơn nữa trong việc phòng chống tham nhũng, phòng chống quan liêu, thực sự lắng nghe ý kiến đóng góp của giới doanh nhân; thay vì cách đối xử "con đẻ, con nuôi"; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải tiến việc ban hành luât lệ quy định, tổ chức hơn nữa việc dự báo... từng bước kiên quyết phá vỡ rào cản kể trên.

Để góp phần xây dựng đề án quan trọng này tôi xin có mấy kiến nghị với cơ quan chức năng có liên quan :

1. Cần tổ chức việc điều tra nghiên cứu kỹ nhân thân, lai lịch tư pháp trong hoạt động cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, không thể chỉ dựa vào hậu kiểm như hiện nay, tăng cường nâng cao các chế tài trong luật pháp, xử phạt nặng hơn các hành vi vi phạm và nghiêm trị bọn tội phạm kinh tế trong giới doanh nhân, ngăn chặn sự thông đồng của chúng với bọn trùm tội phạm kinh tế quốc tế trong thời kỳ hội nhập.

2. Cần chấn chỉnh việc xét tặng các danh hiệu trao các giải thưởng, trao cúp... tôn vinh doanh nhân theo một quy chế thống nhất về các tiêu chí và quy trình các cách thức xét khen thưởng; xác định cơ quan ban ngành nào có thẩm quyền làm việc này một cách chính thức, đảm bảo tính khách quan, vô tư, không vụ lợi, lập lại trật tự trong công việc quan trọng này.

3. Cùng với việc tổ chức các lớp học dài, ngắn, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho doanh nhân, từng cơ quan chức năng cần làm ngay một việc có thể làm trong tầm tay: soạn thảo những cuốn cẩm nang ngắn gọn dễ hiểu trong lĩnh vực của mình, giúp đỡ thiết thực cho việc tra cứu và học tập của doanh nhân.

4. Cùng với các hoạt động của các hiệp hội cần xem xét nâng cao hơn nữa vai trò của các tổ chức đại diện cho giới sử dụng lao động, theo hướng vừa đại diện quyền và lợi ích chân chính của giới chủ, vừa hỗ trợ các cơ quan nhà nước trực tiếp đôn đốc, giám sát giới chủ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nộp thuế, các điều khoản của Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và những luật lệ có liên quan trực - gián tiếp đến hoạt động của DN.

 

(Theo Phạm Xuân Phương - Chủ tịch sáng lập, Uỷ viên Hội đồng quản trị Cty CP Bêtông Xây dựng A&P // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Tất cả đều hướng về "người lính" trên mặt trận kinh tế (Phần 2)
  • Tất cả đều hướng về "người lính" trên mặt trận kinh tế (Phần 1)
  • DN Việt Nam - Ấn Độ cần tăng cường trao đổi thông tin
  • Bén rễ để lớn mạnh
  • DNNVV thực hiện CSR : Kết nối với chuỗi liên kết toàn cầu
  • Liên kết để phát triển
  • Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào các tỉnh ĐBSCL
  • Doanh nghiệp cổ phần nhà nước thu hút đầu tư kém
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao