Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Báo cáo mới nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngày 15/1 tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam và Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố bản báo cáo mới về doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam.

Báo cáo có nhan đề “ Các đặc điểm của môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Bằng chứng từ một cuộc Khảo sát doanh nghiệp vừa và nhỏ 2007”.

Đây là thành quả của sự hợp tác nghiên cứu giữa CIEM và Trường Đại học Copenhagen với sự hỗ trợ của Hợp phần nghiên cứu của chương trình Hỗ trợ khu vực doanh nghiệp của Danida (BSPS).

Báo cáo đưa ra phân tích tình hình doanh nghiệp nhỏ và vừa và các vấn đề liên quan tới sự phát triển của khu vực tư nhân bao gồm 2.492 doanh nghiệp sản xuất ngoài quốc doanh tại 3 khu vực đô thị và 7 vùng nông thôn Việt Nam.

Các chương trong báo cáo đã xem xét đến các vấn đề liên quan tới tình trạng quan liêu và tính không chính thức, công ăn việc làm và bảo hiểm xã hội, sản xuất và công nghệ, đầu tư, tiếp cận tín dụng và môi trường.

Báo cáo cũng cho thấy sự cải thiện trong môi trường kinh doanh với tỷ lệ doanh nghiệp đóng cửa thấp; nhiều chủ doanh nghiệp không gặp nhiều cản trở lớn đối với công việc kinh doanh của mình; các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều có đóng góp đáng kể trong việc tạo ra công ăn việc làm , mặc dù năng suất lao động còn thấp.

Theo báo cáo, hơn một nửa doanh nghiệp nhỏ và vừa có kiến thức khá ít ỏi về luật và các quy định, mức giảm của tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó khăn về tín dụng thấp; việc tuân thủ các quy định về môi trường vẫn là thách thức đối với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất.

Các nhà tổ chức khẳng định báo cáo là cơ sở vững chắc để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về vấn đề doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như giúp cho các nhà hoạch định chính sách về doanh nghiệp đưa ra các quyết định liên quan.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Chính phủ đang tập trung nhiều giải pháp ưu tiên, ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh./.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Bài thuộc chuyên đề: Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

  • Đánh giá năng lực cạnh tranh: DN nên chủ động
  • Xoá và giãn tiền thuế giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Doanh nghiệp hiến kế
  • Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp
  • Hội thảo mua bán-sáp nhập doanh nghiệp VN
  • CPH doanh nghiệp: Lại dò dẫm tìm đường
  • 26 loại hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng
  • Vườn ươm cho các doanh nghiệp mới khởi sự
  • Doanh nghiệp được tự quyết giá 14 mặt hàng thiết yếu
  • Thiếu sự hỗ trợ, doanh nghiệp ngán ngại
  • Quy luật thả neo và marketing sự sợ hãi
  • Phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả
  • Diễn đàn kinh doanh: Bước chuyển hội nhập
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao