Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp nào được bảo lãnh tín dụng?

 

Vừa qua, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển (VDB) Khánh Hòa chính thức triển khai nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp (DN) có nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng thương mại (NHTM) để thực hiện dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh. Phóng viên Báo Khánh Hòa đã có cuộc trao đổi với ông Trần Bá Huấn, Giám đốc VDB Khánh Hòa xung quanh vấn đề này:

 

- P.V: Thưa ông, những DN nào sẽ được VDB bảo lãnh tín dụng?

- Ông Trần Bá Huấn: Các DN (kể cả hợp tác xã) có vốn điều lệ từ 20 tỷ đồng trở xuống và sử dụng 500 lao động trở xuống sẽ thuộc diện được xem xét bảo lãnh tín dụng từ VDB để vay vốn đầu tư tài sản cố định theo dự án, hoặc vay vốn lưu động để ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh. VDB không bảo lãnh cho các DN hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ (trừ dịch vụ vận tải hàng hóa, giáo dục đào tạo và y tế) hoặc các khoản vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.
 

- P.V: Thưa ông, ngoài các điều kiện về quy mô DN, còn có điều kiện nào khác mà DN phải có mới được VDB bảo lãnh tín dụng?

- Ông Trần Bá Huấn: Ngoài các điều kiện về quy mô DN, DN còn phải đáp ứng các điều kiện sau: Có dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả; quy mô dự án tối thiểu là 100 triệu đồng và DN phải có tối thiểu 10% vốn chủ sở hữu tham gia dự án/phương án sản xuất kinh doanh; không có nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế. Mặt khác, DN phải sử dụng 100% giá trị tài sản hình thành từ vốn vay (tối đa 90%) và vốn chủ sở hữu (tối thiểu 10%) để thế chấp bảo đảm bảo lãnh tại VDB.
 

- P.V: Như vậy, phía NHTM cho vay vốn sẽ không yêu cầu DN thế chấp tài sản khi vay vốn?

- Ông Trần Bá Huấn: Đúng vậy. Vì theo quy trình thì VDB sẽ là nơi thẩm tra tính khả thi của dự án và cấp chứng thư bảo lãnh. Đối với các NHTM, chứng thư bảo lãnh của VDB là thế chấp cao hơn so với tài sản thế chấp của DN vì bảo đảm an toàn hơn.
 

- P.V: Xin ông cho biết quy trình bảo lãnh sẽ như thế nào, liệu có quá nhiều thủ tục không?


- Ông Trần Bá Huấn: Thủ tục sẽ rất đơn giản, vì VDB sẽ giải quyết theo mô hình “1 cửa”. Khi phát sinh nhu cầu vay vốn có bảo lãnh, DN cần gửi hồ sơ đề nghị bảo lãnh vay vốn đến VDB hoặc phía các NHTM sẽ gửi hồ sơ đến VDB. Tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, chúng tôi sẽ tiến hành thẩm định. Nếu đủ điều kiện thì VDB sẽ có văn bản chấp thuận bảo lãnh cho DN vay vốn, và nếu không đủ điều kiện thì DN cũng sẽ được thông báo lý do cụ thể. Sau đó, căn cứ đề nghị vay vốn của DN và văn bản chấp thuận bảo lãnh của VDB, NHTM sẽ xem xét và ký hợp đồng tín dụng với DN. Sau khi có hợp đồng tín dụng giữa NHTM và DN, VDB sẽ tiến hành ký hợp đồng bảo lãnh vay vốn, hợp đồng bảo đảm bảo lãnh và phát hành chứng thư bảo lãnh để DN vay vốn tại NHTM. Số tiền được bảo lãnh tối đa bằng 100% số nợ gốc và lãi phát sinh theo hợp đồng tín dụng giữa NHTM và DN. Thời hạn bảo lãnh vay vốn phù hợp với thời hạn cho vay của NHTM và không vượt quá thời hạn thu hồi vốn (đối với trường hợp vay vốn để đầu tư tài sản cố định) và chu kỳ sản xuất kinh doanh (đối với trường hợp vay vốn lưu động). Mức phí bảo lãnh tối đa bằng 0,5%/năm/số tiền được bảo lãnh.

( Theo báo điện tử Khánh Hòa)

  • Đánh giá năng lực cạnh tranh: DN nên chủ động
  • Xoá và giãn tiền thuế giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Doanh nghiệp hiến kế
  • Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp
  • Hội thảo mua bán-sáp nhập doanh nghiệp VN
  • Hội thảo về chiến lược tài chính cho DN Việt Nam
  • Trong khủng hoảng vẫn có cơ hội cho doanh nghiệp
  • Gian nan tìm vốn lập nghiệp
  • HSBC: DNNVV Việt Nam vẫn kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2009
  • Báo cáo mới nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • CPH doanh nghiệp: Lại dò dẫm tìm đường
  • 26 loại hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng
  • Vườn ươm cho các doanh nghiệp mới khởi sự
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao