Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gian nan tìm vốn lập nghiệp

 Những năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang ngày càng bị thu hẹp, nhường chỗ cho các khu công nghiệp, chế xuất (KCN, CX). Thực tế này khiến phong trào lập thân, lập nghiệp cho thanh niên nông thôn do TƯ Đoàn phát động gặp không ít khó khăn. Một trong những bài toán cần giải chính là vấn đề vốn vay để phát triển sản xuất, tìm kiếm việc làm...

 

Mô hình trang trại do anh Chử Mạnh Tuấn làm chủ, ở thôn Hội Phụ, xã Đa Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội) là mô hình điểm về tổ chức sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, hướng tới sinh thái du lịch.        

 Đã từng làm công nhân trong KCN Nội Bài, nhưng khi được biết mô hình trồng nấm rơm từ một người bạn, Lại Văn Hưng quyết định nghỉ việc và bỏ công gần 3 tháng trời đi học kỹ thuật trồng nấm ở Trường ĐH Nông nghiệp. Học xong, Hưng động viên gia đình, vay vốn thêm từ bạn bè rồi đứng ra đầu tư hơn 100 triệu đồng lập trang trại trồng nấm rơm ngay trên chính quê hương ở thôn Quảng Hội, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn.

 

Nghề trồng nấm tuy không đòi hỏi cao về cơ sở vật chất nhưng lại khá khắt khe về kỹ thuật. Bởi vậy, tuy thực hiện từ năm 2004 nhưng phải mất vài năm, đến giờ Lại Văn Hưng mới có thể yên tâm với mô hình sản xuất của mình. Sản phẩm nấm từ trang trại của anh có sản lượng ổn định, chất lượng tốt, dần được thị trường ưa chuộng. Hiện nay, người thu mua từ các chợ ở Hà Nội, thậm chí cả siêu thị bán buôn Metro cũng tới đặt hàng. Trang trại của Hưng sản xuất không đủ bán. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi năm Hưng cũng thu được trên dưới 100 triệu đồng tiền lời. Đã có thị trường với nhu cầu tăng mạnh nên Hưng đang có ý định mở rộng diện tích trang trại, tạo thêm nhiều việc làm cho thanh niên địa phương. Tuy nhiên, điều khiến Hưng trăn trở là chưa tìm đâu ra nguồn vốn lớn để tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất.

 

Mô hình trồng nấm của Lại Văn Hưng là một trong số rất ít mô hình thanh niên làm kinh tế thoát nghèo thành công ở xã Quang Tiến nói riêng và toàn huyện Sóc Sơn nói chung. Khó khăn về vốn và hạn chế về trình độ chuyên môn, kiến thức là nguyên nhân chính khiến phong trào thanh niên nông thôn làm kinh tế ở ngoại thành chưa thu được hiệu quả cao. Cùng ở xã Quang Tiến, anh Nguyễn Tiến Bắc ở thôn Đông Lai lúc đầu được coi là may mắn khi được Đoàn Thanh niên xã đứng ra bảo lãnh và đấu thầu thành công quyền sử dụng mảnh đất rộng hơn 1.000m2. Tiến dự tính sẽ đầu tư trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp chất lượng cao với số vốn đầu tư cả trăm triệu đồng. Nhưng mặc dù đã có đất, Tiến lại gặp khó khăn vì thiếu vốn. Không đủ kinh phí đầu tư, Tiến quay sang dựng tạm mấy gian nhà trọ cho công nhân lao động ở KCN, CX gần đó thuê. Tính đi bù lại, cả tháng Tiến và gia đình cũng chỉ thu vài triệu đồng, còn lại phần lớn diện tích đất vẫn để hoang. Tiến cho biết, anh cũng đã tìm cách tiếp cận các nguồn vốn vay từ Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm và Ngân hàng Chính sách xã hội nhưng gặp khá nhiều khó khăn do phải có nhiều thủ tục bảo đảm và số tiền vay cũng rất hạn chế.

 

Thực tế cho thấy, hằng năm, từ nguồn Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, Ngân hàng Chính sách xã hội và một số kênh cho vay khác từ các đoàn thể, những thanh niên nông thôn có nhu cầu về vốn để sản xuất, kinh doanh đều có thể làm thủ tục được vay vốn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như yêu cầu bảo đảm về nguồn vốn, thủ tục phức tạp... nên thông thường mỗi dự án được vay cao nhất cũng chỉ được khoảng 7 triệu đồng, các dự án quy mô nhỏ tại gia đình thì chỉ được vay từ 2-3 triệu đồng. Cái khó bó cái khôn, nhiều thanh niên nông thôn đành phải gác lại ý định sản xuất kinh doanh, số khác may mắn thì tự huy động vốn gia đình, vay mượn bạn bè để làm ăn. Anh Nguyễn Văn Tú, thôn Điền Xá, cùng xã Quang Tiến cho biết, một số ĐVTN trong chi đoàn cũng đã tập hợp, xây dựng một dự án làm kinh tế cho thanh niên thôn. Dự án đã được Huyện đoàn Sóc Sơn và Thành đoàn Hà Nội phê duyệt và chuyển cho Ngân hàng SHB theo chương trình hợp tác hỗ trợ thanh niên lập nghiệp. Thế nhưng, hiện nay ngân hàng cũng chưa cho vay vốn được.

 

Anh Lê Xuân Phong, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Quang Tiến khẳng định: Nhiều thanh niên nông thôn rất quyết tâm thoát nghèo bằng cách tìm hướng đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng mô hình làm kinh tế, lập nghiệp, nhưng đều khó khăn về nguồn vốn. Để giải quyết được bài toán khó khăn về nguồn vốn đủ để đầu tư sản xuất hiệu quả thì thanh niên ngoại thành đang rất cần nhận được sự quan tâm thích đáng từ thành phố.

( Theo báo điện tử Nhân dân) ( Theo báo điện tử Hà Nội mới)

  • Đánh giá năng lực cạnh tranh: DN nên chủ động
  • Xoá và giãn tiền thuế giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Doanh nghiệp hiến kế
  • Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp
  • Hội thảo mua bán-sáp nhập doanh nghiệp VN
  • HSBC: DNNVV Việt Nam vẫn kỳ vọng tăng trưởng kinh tế năm 2009
  • Báo cáo mới nhất về doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • CPH doanh nghiệp: Lại dò dẫm tìm đường
  • 26 loại hàng hóa không chịu thuế giá trị gia tăng
  • Vườn ươm cho các doanh nghiệp mới khởi sự
  • Doanh nghiệp được tự quyết giá 14 mặt hàng thiết yếu
  • Thiếu sự hỗ trợ, doanh nghiệp ngán ngại
  • Quy luật thả neo và marketing sự sợ hãi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao