Gần đây, cuốn nhật ký và những bức thư của Josef Mengele - mộtbác sĩ khét tiếng tàn bạo của Đức Quốc xã được Cục Lưu trữ của cảnh sát ở Sao Paulo, Brazil tìm thấy. Một lần nữa tên bác sỹ được mệnh danh là “thần chết” hay Quỷ đẹp được khẳng định chính là kẻ giết người man rợ ở trại tập trung Auschwit -Birkenau của Đức: kẻ đã sát hại khoảng 40.000 nạn nhân vô tội bằng những hình thức tàn bạo như xả hơi độc, đánh đập, phẫu thuật, và bất cứ cách gì làm thỏa mãn những công trình nghiên cứu tàn ác của hắn. Hắn chính là kẻ được cảnh sát toàn cầu truy lùng hàng đầu kể từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nhưng thực tế hắn chưa bao giờ bị bắt.
"Quỷ dữ" đội lốt bác sỹ điển trai
Bác sĩ “thần chết |
Josef Mengele là con trai cả của cặp vợ chồng Karl và Walburga Mengele, sống ở làng Bavarian, Gunzburg. Bố của Mengele là chủ cơ sở sản xuất nông cụ, nghiêm khắc nhưng ngay thẳng và tốt bụng. Còn mẹ của Mengele, Walburga lại là người mà bất cứ người làm công nào ở đây cũng sợ. Người đàn bà này cực kỳ nóng tính, bà thường xuyên người đánh đập người làm công lười nhác và tay nghề kém cũng như chửi rủa các con và chồng mỗi khi không vừa ý. Và những hành vi thô bạo của mẹ này dường như để lại ấn tượng lâu dài tới chàng trai trẻ Josef. Phương pháp giáo dục lạnh lùng của bà được cho là rất có thể đã tạo nên kẻ giết máu lạnh. Từ khi còn nhỏ, Mengele đã tạo nên hình ảnh đặc biệt đeo găng tay trắng và những đôi găng tay này chính là dấu hiệu để các nạn nhân ở trại Auschwitz phân biệt hắn với những bác sĩ SS khác.
Thời điểm đó, những tham vọng của Josef Mengele tỏ ra trái ngược hoàn toàn với những mong đợi của bố hắn ta, Karl. Trong khi ông bố mong muốn đứa con trai lớn nhất của mình sẽ làm việc trong xưởng sản xuất nông cụ của gia đình ở Gunzburg thì chàng trai trẻ Josef Mengele lại mơ ước một sự nghiệp vượt xa những mong muốn kinh doanh thông thường và vượt xa những giới hạn ở quê hương Bavarian của hắn. Suốt thời thanh niên của mình, Josef Mengele mong muốn được ra ngoàiGunzburg và phát triển sự nghiệp khoa học và nhân chủng học. Không che giấu chút nào về tham vọng của mình, Josef Mengeleđã có lần khoác lác với một người bạn rằng một ngày kia tên của hắn sẽxuất hiện trên Bách khoa từ điển. Năm 1930, Josef tốt nghiệp trường trung học ở Gunzburg và vượt qua bài thi sơ tuyển đầu vào trường đại học. Josef Mengele rời Gunzburg đếnMunich vào tháng 10/1930 để bắt đầu học Đại học Munich. Hắn ghi danh vào khoa Triết học và Y học. 5 năm sau, Mengele đã được trao bằng tiếnsĩ cho luận án của mình mang tên "Nghiên cứu hình thái học chủng tộc". Vào tháng 5/1943, Mengele về nhận công tác tại trại tập trung Đức Quốc xã ở Auschwitz, Ba Lan để nghiên cứu di truyền của con người. Mục tiêu của công việc này là mở khóa những bí mật của kỹ thuật di truyền, và tìm cách xoá những sợi gene yếu kém của con người nhằm tạo nên một siêu chủng tộc Đức.
Những thí nghiệm ghê rợn
Trại tập trung Auschwitz là một nơi tận cùng của sự đau khổ. Đây là nơi có điều kiện vệ sinh vô cùng kém. Và đó là lý do để các bệnh như sốt phát ban và tiêu chảy lan tràn. Tại nơi này, Mengele luôn xuất hiện với vẻ tốt bụng nhưng là cả một biển khổ của những người tù binh ở đây đến từ đôi tay đeo găng trắng như bông của vị bác sĩ này. Mặc dù rất độc ác và tàn bạo, nhưng Mengele luôn che mắt cả được đồng nghiệp và các nạn nhân bằng thái độ quan tâm khi mới tiếp xúc, đặc biệt với phụ nữ và trẻ em dù sau đó hắn đưa họ vào phòng hơi ngạt. Vẻ ngoài như một ngôi sao điện ảnh và vẻ quyền lựclàm cho hắn trở thành đối tượng khao khát của những phụ nữ mà hắn tra tấn và sát hại. Tù nhân, bác sĩ Gisella Perl nhớ lại một sự cố khi Mengele bắt một người phụ nữ đang cố thoát ra khỏi chiếc xe chuyển nạn nhân đến phòng ngạt. Hắn túm lấy cổ bà và đánh vào đầu bà khiến máu chảy tung toé.Hắn ta tiếp tục đánh, đấm vào đầu và miệng la hét "mày muốn trốn hả.. mày không trốn được bây giờ đâu. Mày sẽ bị thiêu như những người Do Thái bẩn thỉu thôi”. Và rồi đôi mắt thông minh của người phụ nữ biến mất dưới lớp máu. Một vài giây sau đó, chiếc mũithẳng tắp cũng trở nên bẹp dí đầy những máu là máu. Nửa giờ sau đó, Tiến sĩ Mengele trở lại bệnh viện. Hắn lấy một miếng xà phòng thơm ra khỏi túi của mình và huýt sáo. Một nụ cười hài lòng hiện trên khuôn mặt hắn, hắn bắt đầu rửa tay.
Mengele cung cấp vô hạn các ví dụ về sự tận tâm của mình trong việc thực thi mệnh lệnh của Đức Quốc xã, và sự tàn bạo đến vô cùng để hoàn thành nhiệm vụ. Có một lần Kapo, một tù nhân Do Thái đã cố gắng đẩy một số tù nhân từ dòng người phải sang buồng hơi ngạt sang dòng lao động. Mengele đã rất tức giận, y giếtKapo ngay tức thì bằng súng. Một lần khác, khi thấy trại tập trung quá chật chội, y đã ra lệnh đào chiến hào, và sau đó đổ đầy xăng và đốt cháy rồi hắn cho ném cả người chết và người sống, người lớn cũng như trẻ em và trẻ sơ sinh xuống đó. Một tù nhân người Nga tên là Annani Silovich Pet'ko thì nhớ lại cảnh kinh hoàng: "Nhóm các sĩ quan SS gồm cả Mengele lái xe chở tù nhân vào sân. Xe họ vòng quanh ngọn lửa đang cháy bùng bùng, và đổ những đứa trẻ trong xe vào lửa. Trẻ em bắt đầu rên la còn các sĩ quan đi bộ xung quanh đó với gậy trên tay để đẩy những đứa trẻ cố gắng thoát ra ngoài”. Người ta gọi y là "ác quỷ trong hình người", "Biểu tượng của quỷ dữ", một kẻ đã dùng tù nhân trong trại tập trung như chuột cho những thí nghiệm của mình. Một kẻ hoang tưởng về sự ưu việt của chủng tộc Đức. Một tên sát nhân lạnh lùng có thể thản nhiên vừa huýt sáo theo nhịp điệu nhạc của Wagner vừa ra hiệu đưa người Do Thái vào phòng hơi ngạt. Nhân danh khoa học, y đã bơm thuốc mê vào tim trẻ em, gây bệnh thương hàn cho tù nhân, tiêm axit cho ăn mòn ống dẫn trứng của phụ nữ, mổ lấy tim ở người đang sống, chặt nhỏ trẻ sơ sinh. Tại trại tập trung Auschwitz đã có tổng cộng 960.000 người bỏ mạng. Tại đây, y được giao nhiệm vụ giám sát quá trình thủ tiêu tù nhân. Khi có tù nhân mới, y chọn lựa những tù nhân ốm và yếu để đưa đi thủ tiêu trước. Y cũng có nhiệm vụ kiểm tradịch bệnh. Năm 1944, khi trong "Trại người Séc" phát bệnh lị, y đã cho thủ tiêu toàn bộ 10.000 tù nhân của trại này bằng hơi ngạt. Người ta cho rằng y là một "nhà khoa học giả hiệu", tự hành động ở trại tập trung như một kẻ nghiện máu người. Nhưng điều đó có lẽ không đúng. Một ủy ban sử gia Đức đã tìm kiếm 5 năm trời trong kho tư liệu của Viện Max Planck ở Berlin và phát hiện ra rằng với những thí nghiệm ở Auschwitz, Mengele đã chuẩn bị cho luận án tiến sĩ khoa học của mình trong lĩnh vực di truyền học.
Mengele cũng tham gia các nghiên cứu y học quân sự. Tại trại tập trung, y cho tù nhân bị điện giật, gây thương tích bằng súng rồi gây nhiễm trùng bằng cách rắc đất lên vết thương. Ngoài ra, y còn thử các kỹ thuật triệt sản: Cắt ống dẫn trứng, chiếu X -quang hoặc tiêm chất ăn mòn tử cung, cắt bỏ tinh hoàn... nhằm áp dụng đối với các chủng tộc "hạ đẳng".
Những đề án kinh hoàng
Trẻ em cũng là nạn nhân của bác sỹ “thần chết” |
Đề án mà Mengele tâm đắc nhất là nghiên cứu về các cặp song sinh. Tù nhân may mắn thoát chết trong trại tập trung, Zvi Spiegel nhớ lại: Mỗi cặp song sinh khi tới trại, trước hết, phải khai rất kỹ. Sau đó là một loạt thí nghiệm. Trẻ em bị lấy máu, đo đạc và chụp X -quang tay chân với mục đích tìm sự khác biệt giữa những cặp song sinh một trứng và cặp song sinh hai trứng. Người ta ước tính có ít nhất 900 cặp song sinh đã trải qua phòng thí nghiệm này, nhưng chưa tới 50 cặp còn sống sót.
Trong "Đề án mống mắt", các nhà điều tra đã tìm ra được nhiều bằng chứng xác thực: ngay từ năm 1942, các nhà khoa học của Đức Quốc xã đã muốn tìm hiểu vì sao mà sự di truyền màu mắt không tuân thủ quy luật của thuyết Mendel. Để thực hiện đề án của mình, Mengele đặc biệt dành riêng một doanh trại cho các đối tượng sinh đôi, (cũng giống như cho người lùn, và "mẫu vật kỳ lạ), cặp song sinh là đối tượng yêu thích của y và y dành đối xử đặc biệt như giữ tóc, quần áo riêng và nhận được khẩu phần ăn thêm. Các lính canh trại trẻ song sinh phải hết sức nghiêm ngặt: không được phép lạm dụng trẻ em, và phải chăm sóc chúng tốt để chúng không ốm và chết. Mengele vô cùng giận dữnếu một trong các mẫu vật bị chết. Những cặp song sinh được gọi là "Trẻ em của Mengele". Dù có được chăm sóc đặc biệt đến vậy thì cuối cùng chúng cũng phải lìa đời trong đau đớn dưới bàn tay của kẻ sát nhân này giống như bất kỳ tù nhân nào ở trại Auschwitz.
Y tiêm mẫu máu từ người sinh đôi này sang người kia với loại máu khác nhau và ghi nhận phản ứng. Điều này đã gây ra những cơn đau đầu dữ dội và sốt cao kéo dài nhiều ngày. Để xác định xem màu mắt có thể được biến đổi gen, Mengele đã tiêm thuốc nhuộm vào mắt của một số đối tượng sinh đôi. Và điều này luôn luôn dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng vô cùng đau đớn, và đôi khi thậm chí bị mù. Nếu cặp song sinh chết, Mengele sẽ thu lượm các đôi mắt của chúng và gắn lên các bức tường của văn phòng của hắn, giống như một mẫu côn trùng. Trẻ nhỏ cũng thường xuyên bị đặt vào một chiếc lồng kín hơi và phải chịu một loạt các kích thích khác để tên bác sĩ máu lạnh xem phản ứng.
Một số cặp song sinh thì bị thiến hoặc triệt sản. Nhiều cặp song sinh khác thì bị cắt bỏ tay chân. Một số khác lại bị tiêm với tác nhân lây nhiễm để bác sĩ máu lạnh xem cơ thể nhỏ bé của chúng sẽ chống chọi bao lâu với bệnh tật. Và rất nhiều trẻ bị Mengele phẫu thuật mà không dùng thuốc mê. Một nhân chứng kể lại: "Một lần, tôi chứng kiến một ca phẫu thuật dạ dày - Mengele đãgỡ bỏ các phần của dạ dày, nhưng mà không có bất kỳ chất gây mê. Một lần khác, đó là một trái tim đã được loại bỏ, một lần nữa, mà không cần gây mê. Thật kinh hoàng".
Hành trình trốn chạy 35 năm
Năm 1945, khi Hồng quân Liên Xô tiến vào Berlin, toàn bộ hồ sơ mật về các công trình nghiên cứu dã man này đã bị thủ tiêu, những kẻ tội phạm chính đã trốn sang Nam Mỹ. Bản thân Mengele đã "lặn" mất tăm. Người ta đã treo thưởng 1 triệu mark để bắt y. Lệnh truy nã của cơ quan tư pháp Đức năm 1959 đã buộc tội y sát hại tù nhân "một cách dã man như súc vật", "với niềm vui giết người".
Và trong suốt những năm sau đó Mengele luôn trong tư thế trốn chạy. Đầu tiên y trốn đến một nông trang gần quê hương Gunzburg. Y sử dụng chứng minh thư giả và lao động chân tay ở nông trường để kiếm sống. Y vẫn luôn nắm được thông tin các sự kiện bằng cách bí mật liên lạc với 1 người bạn ở Gunzburg. Nhưng sau đó thấy rằng không thể an toàn hắn lại di cư sang Nam Mỹ. Sau đó, y ẩn náu ở Achentina, Paragoay và Braxin suốt 30 năm trời dưới những tên giả như Fritz Fischer, Walter Hasek, Tiến sĩ Helmut Gregor -Gregori, Jose Aspiazi, Friedrich Edler von Breitenbach, Tiến sĩ Henrique Wollmann và cuối cùng là Wolfgang Gerhard.
Vào ngày 31/5/1985, cảnh sát Đức đột kích nhà của Hans Sedlmeier, một người bạn thân của Mengele, và là người giữ liên lạc với hắn ở châu âu. Cảnh sát thu giữ một số thư từ mà Mengele và người nước ngoài khác đang sống với hắn ở Brazil gửi về. Nhà chức trách Brazil đã ngay lập tức được mời vào cuộc. Trong một tuần, cảnh sát Brazil đã xác định các gia đình đã nuôi dưỡng Mengele, và thông qua họ đã có thể xác định vị trí ngôi mộ, nơi có thể của Mengele đã được chôn cất sau một tai nạn chết đuối trong năm 1979. Nhưng vì y có quá nhiều thủ đoạn, nên kể cả khi tìm được mộ Mengele, người ta vẫn hoài nghi, cho rằng y có thể giả chết để đánh lạc hướng. Phải tới khi thử ADN di hài y với con trai, người ta mới tin là y thực sự đã chết.
Sau khi y chết, năm 1985, cảnh sát Sao Paolo đã tìm được cuốn nhật ký và 84 tài liệu khác cũng như một bản tiểu sử viết bằng tay của Mengele cùng một số đồ đạc lặt vặt khác tại nhà một vợ chồng người Đức là Lieselotte và Wolfram Bossert cũng ở Sao Paolo. Tuy nhiên, chỉ có cặp kính và một trong hai chiếc máy chữ mà y thường dùng để viết đã bị mất trộm. Những bức thư và cuốn nhật ký đã cho thấy nhiều chi tiết mới về cuộc đời của Mengele khi sống lưu vong. Chúng bộc lộ rõ tính chất tiểu tư sản đầy mâu thuẫn của Mengele, về tài lẩn tránh, về mâu thuẫn không thể tưởng tượng nổi giữa tri thức khoa học, sự độc ác như dã thú và tình yêu mỹ thuật của y.
(Theo Thu Hương // Đời sống pháp luật)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com