Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Huỳnh Ngọc Sĩ : Nhận tiền dễ, nhận tội khó

Tại tòa, bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ thừa nhận có 42 lần nhận tiền, tổng cộng 52.250.000 đồng, nhưng cho rằng không hề biết rõ nguồn gốc số tiền trên, không biết là tiền gì, cứ tưởng là tiền thưởng.

Hai bị cáo tại tòa


Bị cáo Sĩ cũng phủ nhận không có việc bàn bạc với bị cáo Lê Quả về thống nhất chủ trương cho Cty PCI thuê nhà, cũng như chủ trương chia tiền cho cán bộ Ban.

Tham gia xét hỏi, bốn luật sư bào chữa cho hai bị cáo có ý muốn chứng minh việc Ban QLDA cho Cty PCI thuê lại một phần diện tích trụ sở làm việc không làm thiệt hại nguồn thu của Cty quản lý kinh doanh nhà thành phố, không gây thất thoát tài sản của nhà nước.

Tuy nhiên theo tài liệu CQĐT, ba hợp đồng (HĐ) cho thuê nhà của Cty Quản lý kinh doanh nhà thành phố thể hiện: HĐ1 ký ngày 17/7/2000 cho thuê nguyên căn nhà số 3 Nguyễn Thị Diệu với giá 1,725 triệu đồng, HĐ2 ngày 18/5/2003 giá 1,8 triệu đồng, và HĐ3 tháng 1/2005 giá 2,9 triệu đồng một tháng.

Đại diện Cty Quản lý Kinh doanh nhà TPHCM cho biết: Có nhiều lần kiểm tra, nhưng không phát hiện việc Cty PCI thuê lại tại trụ sở Ban QLDA, vì không treo bảng hiệu. Như vậy, hàng tháng Ban QLDA chỉ trả tiền thuê nhà với giá bèo bọt cao nhất là 2,9 triệu, nhưng cho Cty PCI  thuê lại (chỉ ba phòng) đã có 5.000 USD/tháng.

Ông Quả: “Chính tui nhận tiền”

Tại tòa, bị cáo Lê Quả khai nhận: Hằng tháng, đích thân đi nhận tiền cho thuê trụ sở của Cty PCI. Mọi việc đều có sự bàn bạc, thống nhất với Giám đốc Huỳnh Ngọc Sĩ. Bản thân bị cáo Lê Quả được chia 42 lần tiền, tổng cộng 53.900.000 đồng.

Trong quá trình điều tra, trước khi khởi tố vụ án, bị cáo đã nộp 403.900.000 đồng cho cơ quan điều tra và tỏ thái độ thành khẩn khai báo, ăn năn hối hận.

Trong phần luận tội, đại diện Viện KSND TPHCM Trần Ngọc Quang nhận định: Ông Huỳnh Ngọc Sĩ với vai trò chủ tài khoản, thủ trưởng đơn vị, đã  ký nhận tiền 42 lần, nhưng chối tội quanh co, “không biết nguồn gốc tiền từ đâu” là không thể chấp nhận, là thiếu trung thực.

Hành vi của các bị cáo không những gây thất thoát tài sản nhà nước 1,2 tỷ đồng, mà còn gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng đến tình hình đầu tư vốn ODA vào Việt Nam của Chính phủ Nhật Bản.

Viện KSND TPHCM đề nghị khung hình phạt với bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ, Lê Quả theo khoản 3 điều 281 BLHS, từ 5 - 6 năm tù đối với mỗi bị cáo.

(Theo Trân Châu // Tienphong Online)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Tiếp tục xét xử Bùi Tiến Dũng
  • Huỳnh Ngọc Sĩ xin lỗi, Lê Quả bật khóc trước tòa
  • Ông Huỳnh Ngọc Sĩ bị đề nghị mức 5 - 6 năm tù
  • Đang xét xử vụ Huỳnh Ngọc Sĩ
  • Xung quanh vụ “Tranh chấp hợp đồng vay tài sản” ở Nha Trang: Những bất thường trong một vụ án dân sự!
  • Những “bà trùm” mafia Italia
  • Kỳ án Arctic Sea: Tên lửa, mafia và tin đồn
  • Kỳ án Arctic Sea
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%