Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiền Giang: Xuất hiện xi măng Fico rởm?

Cán bộ kỹ thuật của Tafico và ông Tâm lấy mẫu xi măng đi kiểm nghiệm

Những ngày gần đây dư luận đang đặc biệt quan tâm đến việc một số hộ dân ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) phát hiện ra một số sản phẩm xi măng rởm, không an toàn khi sử dụng. Trong đó, một số sản phẩm mang thương hiệu Tafico của cty CP Xi măng Fico Tây Ninh.

Để xác định thực hư thông tin về những sản phẩm này, chúng tôi đã có cuộc thị sát thực tế và thấy được nhiều điểm đáng nói về việc sử dụng xi măng này.

"Chỉ có 2 bao xi măng rởm”?

Theo địa chỉ thực tế, sáng ngày 28/5 chúng tôi đã có mặt tại gia đình ông Châu Thanh Tâm, số 240, tổ 6, ấp Hưng Ngãi, xã Đăng Hương Phước, huyện Chợ Gạo, nơi phản ánh thông tin về sản phẩm xi măng Tafico “rởm”. Ngay tại sân, vẫn còn nguyên 5 cột bêtông, 6 tấm phên bêtông và 1 cột bêtông ở phía sau nhà đưa vào sử dụng nhưng bị gẫy ngang. Trong đó, mỗi cột bêtông có chiều cao khoảng 3,5 m, vuông 11 cm và tấm đan một chiều 0,5 m, chiều 1 m, độ dày khoảng 5 cm. Theo ông Tâm, toàn bộ số bê tông này được sử dụng 2 trong số 3 bao xi măng Tafico mua từ Cửa hàng VLXD Tám Sơn, ở ấp Long Thành, xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An). Ông Tâm kể lại, ngày 14/5 ông mua 3 bao xi măng, 0,5 m3 cát, 0,5 m3 đá, 19,5 kg sắt phi 6 và 5,5 kg sắt phi 4 về làm, ngày hôm sau mới đổ cột, đổ tấm đan. Đây là trụ cột và các tấm đan làm chuồng bò gấp ở phía sau nhà nên đến 23/5 đưa trụ cột đầu tiên ra trồng xuống đất đã tự động gẫy. Không hiểu nguyên do gì nên ông Tâm đã ngưng lại và báo với cửa hàng mình đã mua vật liệu này. Ngay sau khi nhận được phản ánh từ cửa hàng, Tafico đã cử ngay cán bộ kỹ thuật xuống kiểm tra và cùng với gia đình ông Tâm, lãnh đạo địa phương đã niêm phong bao xi măng còn lại để chờ đi kiểm nghiệm. Trên bao xi măng này được sản xuất ngày 12/5/2010.

Ông Mai Ngọc Liêm - TGĐ Tafico cho rằng: “Đây là thông tin rất vô lý bởi 2 trong 3 bao xi măng của ông Tâm mua về nằm trong lô hàng sản xuất của công ty với hàng nghìn tấn xi măng nhưng chúng tôi chưa nhận được bất kỳ một phản ánh nào về chất lượng sản phẩm. Tất cả những sản phẩm này trước khi xuất xưởng đều được Phòng Quản lý chất lượng của nhà máy kiểm nghiệm rất kỹ. Do đó, trước khi có thông tin này thì chúng tôi chưa nhận được bất kỳ phản ánh nào về chất lượng sản phẩm cả. Vậy liệu chỉ có 2 trong số hàng nghìn bao xi măng ông Tâm mua về bị “rởm” (?). Trước tiên chúng tôi sẽ lấy mẫu đi kiểm nghiệm tại TT tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 và làm rõ những thông tin này”. Thực tế, ngay sau khi có được thông tin từ những sản phẩm này, Tafico đã nhanh chóng xác định được khối lượng sản phẩm trong cùng lô hàng trên. Trên cùng lô hàng ngày 12/5 của nhà máy sản xuất ra có khối lượng đến 1.801 tấn xi măng, tương đương với 36.000 bao xi măng. Theo quy trình của nhà máy xi măng Fico thì tất cả sản phẩm xi măng đóng bao này đều được chạy trên dây chuyền tự động và ngày sản xuất được ghi trên vỏ bao chính là khâu cuối cùng của bao xi măng trước khi ra khỏi hệ thống dây chuyền. Chỉ đến khi xe tải của các khách hàng đến tận nhà máy thì những bao xi măng được chuyển thẳng lên xe và vận chuyển đi. Do đó, 3 bao xi măng ông Tâm mua ở cửa hàng VLXD Tám Sơn là trong khối lượng 100 bao xi măng được nhà phân phối xi măng Fico Đại Thành tại thị xã Tân An (Long An) cung cấp. Theo ông Võ Minh Nữ - chủ nhà phân phối Đại Thành thì đây là số lượng xi măng trong số 20 tấn được ông lấy thẳng từ nhà máy trong ngày 12/5. Ông Nữ khẳng định, trong khoảng 2 năm làm nhà phân phối với khối lượng mỗi tháng phân phối khoảng 4 - 5 nghìn tấn xi măng Fico thì đây cũng là lần đầu tiên ông nhận được phản ánh về chất lượng xi măng.

“Thế gió thổi cũng đổ !”

Khi được hỏi về kỹ thuật trộn bêtông, ông Tâm cho biết: “Trước khi làm không đọc kỹ hướng dẫn mà chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm của người dân trong vùng. Tất cả số cột và tấm đan này được pha trộn với tỷ lệ 5 cát - 7 đá - 1 xi măng”. Cách làm này cho thấy việc cấp phối đã vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy định của Bộ Xây dựng. Theo quy định, với một khối lượng bêtông ở mức độ trung bình mác 200 thì tỷ lệ cấp phối là 1 xi măng – 2 cát – 3 đá. Phân tích về kỹ thuật của những vấn đề liên quan trên, KTS Trần Hải Bằng - GĐ CN Cty CP Tư vấn xây dựng công nghiệp & đô thị (VCC) nói: “Với trình độ khoa học và việc sản xuất của các nhà máy xi măng ở thời điểm hiện tại thì không thể nào cho rằng họ cung ứng ra thị trường xi măng rởm hay kém chất lượng được. Trong trường hợp này lỗi không thể đổ cho xi măng mà điều quan trọng là người sử dụng có thực hiện đúng theo quy định của nhà sản xuất xi măng không”. Theo nhận định của KTS Trần Hải Bằng, ngay việc cấp phối của ông Tâm đã không đúng với tiêu chuẩn cho phép thì bên cạnh đó những trường hợp làm trụ cột bê tông bắt buộc phải có sắt chịu lực tối thiểu là phi 10 hoặc phi 12 mới có thể đảm bảo được.“Trong khi đó việc sử dụng phi 4 hoặc phi 6 như thực tế ông này đã làm thì trồng lên cột, chỉ cần gió thổi nhẹ cũng... đổ” – KTS Bằng nhấn mạnh.

Theo một số chuyên gia về lĩnh vực bê tông thì nguồn nước sử dụng vào trộn có thể là nhân tố ảnh hưởng đến độ kết dính của bê tông. Nước tại khu vực ĐBSCL nói chung và Tiền Giang, Long An nói riêng có độ phèn rất cao nên trường hợp này cũng không thể loại trừ yếu tố về nguồn nước. Ngoài ra, thời gian của độ kết dính, đông đặc nhất của bê tông nó thường trong khoảng 28 ngày. Thế nhưng trường hợp ông Tâm, chỉ có trong vòng 7 ngày sau khi trộn bêtông đã đưa cột lên dựng đã bị gẫy thì cũng không có gì là khó hiểu!

Thực hiện theo đúng trách nhiệm của nhà sản xuất, vào lúc hơn 11 giờ ngày 28/5/2010 dưới sự chứng kiến của cán bộ địa phương và của hàng loạt báo chí, đại diện của Tafico đã chính thức lấy mẫu xi măng còn lại đưa đi kiểm nghiệm. Ông Phan Đình Quang, phụ trách thương hiệu của Tafico cho rằng: Những thông tin thất thiệt này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu, uy tín của công ty trên thị trường. Nhưng với góc độ nhà sản xuất xi măng nên Tafico sẽ chỉ đem mẫu xi măng của mình đi kiểm nghiệm và khi có kết quả rõ ràng sẽ công bố rộng rãi cho người tiêu dùng, kênh thông tin  đại chúng. Còn lại việc chất lượng bêtông liên quan đến nhiều vấn đề khác nên cũng rất cần các cơ quan chức năng của địa phương vào cuộc để tìm hiểu rõ nguyên nhân. Xung quanh vấn đề này, chúng tôi tiếp tục thông tin đến bạn đọc khi chính thức có kết quả kiểm nghiệm.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Một khu đất - hai chợ
  • Tung gói cước tỷ phú, Beeline vi phạm luật cạnh tranh
  • Vi phạm an toàn các công trình dầu khí: Hiểm họa khôn lường (1)
  • Khổ vì con dấu!
  • Kinh hãi công nghệ làm tương ớt ... đóng can
  • Dự án The Montana (TP.HCM): Chủ đầu tư huy động vốn trái phép
  • Nông dân cù lao Thới Sơn kiện Công ty của đại gia Hoàng Kiều
  • Thay đổi tội danh bốn bị can trong vụ tiêu cực tại PMU 18
  • Lãnh 18 năm tù vì lừa đảo hơn 11 tỉ đồng
  • Nỗi kinh hoàng mang tên “súng bút”
  • Rắc rối từ luật lệ cổ xưa
  • Nữ hoàng ma túy sa lưới
  • Lee Hyori phá cách trên Vogue
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Các chiêu lừa đảo trực tuyến dịp cuối năm
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 1)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 2)
  • Trận chiến chống rửa tiền (bài 3)
  • Lương chủ tịch, tổng giám đốc cao hay thấp ? Lương hay lậu ?
  • Nấm linh chi: Thật giả khó lường
  • Hàng trên mạng: Tin là... “chết”!
  • Thép Đông Nam Á bị cáo buộc vi phạm thương hiệu VNSTEEL
  • Hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế bị xử lý như thế nào?
  • Trục lợi bảo hiểm: Muôn hình vạn trạng
  • Quyền khởi kiện thành viên HĐQT, giám đốc
  • Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản: 2% hoặc 25%